Đổ bê tông vào mùa mưa chính là nỗi ám ảnh của hầu hết nhà thầu bởi nếu không may đổ đúng vào ngày mưa lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác đổ bê tông, đặc biệt là chất lượng bê tông sau khi đổ, nếu không được xử lý cẩn thận sẽ phải đập đi và đổ lại gây tổn thất chi phí vô cùng nặng nề. Tuy nhiên thời tiết là yếu tố “thiên biến vạn hóa” không ai có thể lường trước được, vì vậy trước khi đổ bê tông cần có công tác chuẩn bị thật kỹ lưỡng đề phòng trường hợp đổ bê tông gặp trời mưa. Vậy trong trường hợp đang đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi trên nhé. Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông Xây là là chuyện vô cùng quan trọng, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ tài chính, tìm được nhà thầu uy tín thì mọi công tác chuẩn bị trong toàn bộ quá trình thi công cũng cần được sát xao để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất. Trong đó đổ bê tông là một công tác vô cùng quan trọng, cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi đổ bê tông. Dưới đây là công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông. Xem thầy phong thủy trước khi đổ bê tông Nếu bạn cho rằng xem phong thủy trước khi đổ bê tông là không cần thiết thì suy nghĩ đó hoàn toàn sai. Bởi có thờ có thiêng, có kiêng có lành, đây là cách mà ông cha ta đã áp dụng qua nhiều đời. Xem phong thủy hay chính là xem ngày, giờ đẹp để quá trình đổ bê tông diễn ra một cách thuận lợi. Một điều nữ là khi đổ bê tông mà trời mưa nhỏ một chút cũng không ảnh hưởng gì nhiều bởi “Sơn quản nhất đinh, thuỷ quản tài” bởi theo phong thủy nó mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Chỉ cần kiểm soát tốt quá trình đổ cũng như các phương án thoát tiêu nước thì đổ bê tông mà gặp trời mưa là điều không có gì đáng ngại. Xem dự báo thời tiết trước khi đổ bê tông Đây là điều quan trọng mà gia chủ không thể bỏ qua trước khi đổ bê tông bởi dự báo thời tiết tuy không thể chính xác đến 100% nhưng cũng tương đối chính xác để chúng ta có sự chuẩn bị cũng như biện pháp xử lý khi đổ bê tông mà gặp trời mưa. Trong trường hợp nếu dự báo thời tiết mưa quá lớn mà không chuẩn bị được các biện pháp phòng tránh thì nên rời ngày đổ bê tông sáng một ngày khác để đảm bảo quá trình đổ bê tông không gặp bất kỳ sự có gì khi trời đổ mưa. Chuẩn bị phương án chống ngập trước khi đổ bê tông Như đã nói ở trên, mặc dù thời tiết là việc chúng ta có thể dự báo được nhưng không thể nào chính xác hoàn toàn, có nhiều trường hợp đã xem dự báo thời tiết nhưng đến khi đổ bê tông trời lại đổ mưa rất lớn, vì vậy với bất kỳ trường hợp xấu nào xảy ra chúng ta cần có những phương án xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến công tác, chất lượng và chi phí khi đổ bê tông. Che bạt bê tông khi gặp trời mưa Trong công tác chuẩn bị phương án chống ngập bao gồm cả chuẩn bị phương tiện chống ngập. Cần đảm bảo hệ thống thoát nước nhanh chóng, tránh ứ đọng nước phần bê tông. Yêu cầu chuẩn bị bạt tấm lớn để có thể che chắn kịp thời nếu mưa lớn và kéo dài. Trong trường hợp đang đổ bê tông gặp trời mưa thì xem xét tình hình thực tế, mưa vừa kéo dài khoảng 1-2 tiếng thì có thể che chắn bạt, trời tạnh sẽ thi công tiếp. Tuy nhiên nếu lượng mưa quá lớn, kéo dài hơn thì nên dừng thi công để đảm bảo tính an toàn cho công trình và nhân công. Ngoài ra quá trình chuẩn bị cũng đảm bảo các biện pháp an toàn khi thi công trong điều kiện thời tiết xấu như vậy có thể bị chập điện, ngập úng đường vận chuyển bê tông làm ảnh hưởng tới quá trình đổ. Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào Ở trên chúng tôi đã nói về công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông để đảm bảo rằng khi trời mưa vẫn có thể xử lý và khắc phục kịp thời. Trên thực thế, khi bổ bê tông gặp trời mưa xử lý như thế nào còn phải xem xét tình hình thực tế để đưa ra những xử lý phù hợp, kịp thời tránh làm ảnh hưởng tới bê tông sau khi đổ. Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào Đánh giá lượng mưa Như chúng ta đã biết, khi đổ bê tông nếu trời mưa nhỏ lay bay thì không ảnh hưởng gì đến quá trình đổ bê tông, ngược lại điều này là hoàn toàn tốt theo phong thủy nhưng ngược lại, trời mưa lớn, kéo dài từ 1 – 2 giờ đồng hồ thì nên che bạt, sau đó tạnh mưa thì có thể thi công tiếp. Một lưu ý quan trọng mà chủ nhà nhất định không thể bỏ qua là phải đo cường độ bê tông sau khi mưa tạnh xem bê tông có đạt cường độ tốt nhất là 25 daN/cm2 hay không, nếu không phải đợi cho đến khi đạt chuẩn mới được đổ tiếp. Xử lý mạch ngừng bê tông. Trong quá trình đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào thì chúng ta cần quan tâm đến xử lý mạch ngừng bê tông. Mạch ngừng là chỗ gián đoạn trong thi công bê tông được bố trí ở những nơi nhất định, Khi đổ bê tông gặp trời mưa phải dừng lại thì vị trí dừng lại đó chính là mạch ngừng bê tông trong trường hợp này. Vì vậy trước khi đổ bê tông khi trời tạnh mưa cần đảm bảo lớp bê tông trước đó đã đông cứng. Khi đang đổ bê tông gặp trời mưa lớn không được dừng lại luôn mà phải tạo mạch ngừng phẳng, vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu. Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào thì cần được xử lý mạch ngừng tốt, sau đó cần lưu ý khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì phải đảm bảo 2 lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Dưới đây là một số biện pháp thi công mạch ngừng bê tông chuẩn kỹ thuật. Trước khi đổ bê tông mới cần đảm bảo lớp bê tông cũ được vệ sinh sạch sẽ và tưới nước xi măng lên bề mặt. Xử lý bề mặt bê tông cũ bằng cách đánh sờn, đục bỏ hết những phần không đạt chất lượng, sau đó cũng tưới nước xi măng. Với các mạch ngừng đã khô cần phải sử dụng các phụ gia kết dính Tại các vị trí mặt dừng khi thi công bê tông lớp trước đặt sẵn lưỡi thép. Xử lý mạch ngừng bê tông khi gặp trời mưa Đặc biệt, đối với mỗi hạng mục đổ bê tông khác nhau cũng có cách xử lý mạch ngừng khác nhau khi gặp trời mưa. Đối với đổ bê tông móng bè, sàn lớn ( hay kết cấu khối lớn ) ta nên chia nhỏ diện tích đổ thành nhiều phần, lựa chọn trùng với mạch ngừng thi công. Khi đó việc xử bê tông khi gặp trời mưa cũng đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể bỏ qua trường hợp không thể xử lý được trong trường hợp trời mưa rất lớn, không có công tác chuẩn bị và khắc phục kịp thời cũng như không thể xử lý được thì cách duy nhất là phải đập bỏ hoàn toàn đi và làm lại . Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào là điều mà không ai muốn nhưng vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu có công tác chuẩn bị và xử lý tốt thì điều này không có gì đáng lo ngại. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ và có những biện pháp xử lý hợp lý, chính xác để quá trình đổ bê tông diễn ra thuận lợi. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn nắm bắt được những lưu ý khi đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào. Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 - Mr. Linh 0932 957 999 - Mr. Tuấn
Bố trí thép sàn 2 phương hay 1 phương như thế nào cho chuẩn là băn khoăn của rất nhiều người khi chưa nắm rõ được kết cấu, nội lực cũng như cách làm việc của nó. Bởi sàn là bộ phận quan trọng, có vai trò chính trong việc chịu tải trọng công trình để truyền xuống cột và móng. Vậy trong bài viết này, Táo Đỏ sẽ hướng dẫn bạn đọc cách bố trí thép sàn 2 phương hiệu quả nhất nhé! Bố trí thép sàn 2 phương đúng kỹ thuật như thế nào? Định nghĩa sàn 2 phương Trước hết, chúng ta cần hiểu được sàn 2 phương là gì và sự khác nhau giữa sàn 2 phương và sàn 1 phương như thế nào. Sàn 2 phương – 1 phương là một cách phân loại sàn bê tông cốt thép, ở đây là phân loại theo sơ đồ kết cấu. Sàn 2 phương hay còn gọi là bản kê bốn cạnh được hiểu là khi bản có liên kết ở cả bốn cạnh (tựa tự do hoặc ngàm), tải trọng tác dụng trên bản truyền đến các liên kết theo cả 2 phương. Lúc này, sàn sẽ bị uốn theo cả 2 phương. Bản sàn uốn 2 phương Trong khi đó, sàn 1 phương là loại sàn chỉ chịu uốn theo một phương, khi bản sàn được liên kết (dầm hoặc tường) ở một cạnh (liên kết ngàm) hoặc ở 2 cạnh đối diện (kê tự do hoặc ngàm) và chịu tải phân bố đều. Phân biệt sàn 1 phương và sàn 2 phương Nói cách khác, ô sàn chỉ làm việc 2 phương khi thỏa mãn cả 2 điều kiện sau: Có liên kết ở ít nhất 3 trên 4 cạnh của ô bản, hoặc 2 cạnh liền kề. Cạnh dài L2 và cạnh ngắn L1 thỏa tỉ số L2/L1 nhỏ hơn hoặc bằng 2. (Để kinh tế và chống rung cho sàn thì L1, L2 không nên lớn hơn 6m). Phương pháp xác định nội lực sàn 2 phương Để bố trí thép sàn 2 phương hợp lý cần phải xác định được nội lực của sàn 2 phương. Hiện nay có 2 cách xác định như sau: Cách thứ nhất là phương pháp tra bảng. Đây là phương pháp truyền thống được nhiều người sử dụng với ưu điểm là đơn giản, thiên về an toàn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không kinh tế và cũng rất khó xác định được nội lực của các ô sàn phức tạp. Cách thứ hai là phương pháp phần tử hữu hạn. Có thể sử dụng một số phần mềm được lập trình theo phương pháp này để phân tích nội lực như Etabs, Safe, Sap2000. Sử dụng phương pháp này có thể dễ dàng nhìn thấy được sự làm việc của toàn bộ kết cấu. Cách bố trí thép sàn 2 phương Trong xây dựng hiện nay, chúng ta có hai phương án bố trí thép sàn thông dụng nhất là thép sàn 2 lớp và thép sàn 1 lớp. Mỗi cách bố trí sẽ có những điểm cần lưu ý khác nhau. Bố trí thép sàn 2 lớp cho sàn làm việc 2 phương Bố trí thép chịu lực: Do tính chất làm việc, sàn 2 phương cần được bố trí thép chịu lực theo cả 2 phương. Dựa theo tính toán của thiết kế và tải trọng, ta sẽ tính được đường kính và khoảng cách của các cốt thép này (thường lấy từ phi 6 đến phi 14). Đối với lớp thép dưới: Thép cạnh ngắn được bố trí dưới cùng, thép cạnh dài được bố trí vuông góc với thép cạnh ngắn ở phía trên. Đối với lớp thép trên: Thép cạnh ngắn được bố trí phía trên thép cạnh dài. Bố trí thép sàn 1 lớp cho sàn làm việc 2 phương Thép sàn 1 lớp thường chỉ được tính toán và lắp đặt cho những bản sàn chịu tải trọng nhỏ như nhà cấp 4 thấp tầng, hoặc kết cấu chỉ chịu kéo hoặc nén, ví dụ như sê nô, ô văng, ban công, tấm đan… Việc thi công và lắp dựng thép sàn 1 lớp sẽ phụ thuộc vào thiết kế và tính toán vị trí vùng kéo, nén của sàn. Trên thực tế, trong cách bố trí thép sàn 2 phương hiện nay thì thép sàn 2 lớp được sử dụng rộng rãi hơn do nó có nhiều ưu điểm đặc thù, cũng như phù hợp với nhiều loại công trình hơn. Thép sàn 2 lớp tăng tính ổn định cho sàn bê tông cốt thép, giảm hiện tượng co ngót bê tông, giúp cốt thép trong sàn chịu kéo tốt hơn do đó mà giảm được tình trạng nứt gãy sàn đột ngột. Ngoài ra, thép sàn 2 lớp còn có khả năng chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt, tăng khả năng chống thấm, đồng thời làm tăng chất lượng và độ bền cho toàn bộ công trình. Do đó, dù là sàn làm việc 1 phương hay 2 phương thì thép sàn 2 lớp vẫn là lựa chọn tối ưu hơn. Một số lưu ý khi bố trí thép sàn 2 phương Bố trí thép sàn 2 phương hay 1 phương cũng đều phải tuân thủ theo các TCVN dành cho sàn bê tông cốt thép như sau: Về lớp bê tông bảo vệ cốt thép Không chỉ đối với sàn, dù là dầm, móng hay cột thì lớp bê tông bảo vệ cốt thép luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo cho sự làm việc của bê tông và cốt thép được liên tục và hiệu quả nhất. Giống như tên gọi của nó, lớp bê tông có tác dụng bảo vệ cốt thép không bị xâm thực bởi các tác động của môi trường như không khí, nhiệt độ, muối và các nhân tố có hại khác. Lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong bản sàn được quy định như sau: Không nhỏ hơn 10mm đối với bản và tấm tường có chiều dày từ 100mm trở xuống Không nhỏ hơn 15mm đối với bản và tấm tường dày trên 100mm Chú ý dùng con kê để có lớp bê tông bảo vệ thép sàn đạt chuẩn Nếu lớp bê tông bảo vệ không đạt chiều dày tiêu chuẩn thì sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong tróc, hay còn gọi là hiện tượng “nổ thép” – “cháy thép” khiến cốt thép bị trơ ra và bị ăn mòn dưới các tác động của môi trường dẫn đến phá hỏng kết cấu. Các gia chủ cần đặc biệt lưu ý điều này cả khi bố trí thép sàn 2 phương hoặc các kết cấu bê tông cốt thép toàn khối khác. Về tỉ lệ cốt thép trong bê tông Tỉ lệ cốt thép trong bê tông cũng là điều luôn cần được chú trọng khi bố trí thép sàn 2 phương. Nếu tỉ lệ cốt thép quá ít thì kết cấu không làm việc hiệu quả, ngược lại nếu tỉ lệ cốt thép quá nhiều thì vừa gây lãng phí đồng thời gây co ngót phá hoại khiến bê tông bị nứt. Tỉ lệ cốt thép trong bê tông phù hợp là ở mức 0,3-0,9%. Về việc neo, nối và cắt cốt thép Việc neo – nối – cắt cốt thép gần như là điều bắt buộc khi thi công thép sàn. Các công tác này cần được đảm bảo đúng kỹ thuật để sàn làm việc hiệu quả nhất. Chiều dài neo cốt thép ở vùng kéo gối dầm phải đảm bảo không nhỏ hơn 10d (d là đường kính thép) từ mép dầm. Nối cốt thép: Có một nguyên tắc bất di bất dịch đó là không được nối cốt thép ở vùng có momen lớn, cụ thể đối với thép sàn là không nối ở vùng nén giữa bản sàn và vùng kéo thép ở gối nhịp. Chiều dài nối thép tối thiểu là 30d. Đối với thép trơn không gờ, bẻ mỏ tối thiểu 2,5d; thép có gờ có thể không cần bẻ mỏ. Trong một vài trường hợp thi công thực tế, thép được bẻ mỏ cả thanh trên và thanh dưới. Cắt cốt thép (Trong trường hợp bố trí thép mũ chịu momen âm phía trên): đối với nhịp giữa cắt thép tối thiểu ở ¼ nhịp dầm, đối với nhịp biên cắt thép tối thiểu ở ⅕ nhịp dầm. Thực tế trong công tác bố trí thép sàn 2 phương hiện nay, người ta thường để nguyên lớp thép phía trên chứ không bố trí thép mũ, vì điều này tiện cho thi công hơn và cũng đảm bảo chất lượng ô sàn hơn. Như vậy, trên đây Táo Đỏ đã hướng dẫn bạn đọc cách bố trí thép sàn 2 phương sao cho hiệu quả và kinh tế nhất. Tuy nhiên, các gia chủ luôn lưu ý phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế, bởi nó luôn có sự tính toán kỹ lưỡng cũng như các chỉ dẫn chi tiết cho từng giai đoạn thi công. Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 - Mr. Linh 0932 957 999 - Mr. Tuấn
Khi xây nhà, lựa chọn móng nhà cho phù hợp luôn là điều khiến các gia chủ phải đau đầu. Hiện nay, móng băng được ứng dụng vô cùng phổ biến cho các công trình nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự bởi đây là loại móng nông thích hợp với những công trình được xây trên nền đất tốt, quy mô công trình không quá lớn. Tuy nhiên khi thi công móng băng, rất nhiều chủ nhà còn chưa nắm rõ. Bài viết này của chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về thi công móng băng, hãy cùng theo dõi nhé. Thi công móng băng Móng băng là gì? Móng băng là loại móng nông, thường được sử dụng cho nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự xây dựng trên nền đất tốt. Móng băng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Chiều sâu chôn móng của móng băng thường là dưới 2m đến 2,5m. Cấu tạo móng băng Móng băng được cấu tạo từ gạch hoặc bê tông cốt thép. Tuy nhiên, hiện nay móng băng chủ yếu được là bằng bê công cốt thép, bởi với những công trình lớn thì kết cấu gạch không thể đáp ứng được . Cấu tạo móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng. Lớp bê tông lót bản móng – Cánh móng – Dầm móng – Cổ cột Cấu tạo móng băng Tại sao lựa chọn thi công móng băng Móng băng có kết cấu đặc biệt có thể chắn đất nên rất phù hợp thi công các công trình biệt thự, nhà phố có hầm, gara để xe, nhà kho chứa đồ. Một ưu điểm khác của móng băng là có thể chống lại các hiện tượng sụt lún và lún lệch giữa các cột. Thi công móng băng đơn giản, tiết kiệm vật tư xây dựng cũng như nhân công. Tuy nhiên với những nơi có bề mặt đất không ổn định, nhiều đất bùn, mực nước ngầm sâu thì không nên lựa chọn móng băng. Phân loại móng băng Có rất nhiều kiểu phân loại móng băng xét theo nhiều yếu tố, dưới đây là phân loại móng băng xét theo từng yếu tố Xét về vật liệu kết cấu thì có 2 loại: + Móng băng gạch + Móng băng bê tông cốt thép Phân loại móng băng theo kết cấu Xét về tính chất, độ cứng: + Móng cứng + Móng mềm + Móng hỗn hợp hoặc móng kết hợp Phân loại móng băng theo tính chất, độ cứng Xét theo phương vị Xét theo phương vị thì móng băng được phân làm 2 loại là móng băng 1 phương vào móng băng 2 phương. Trong đó: + Móng 1 phương là loại móng được thi công theo 1 chiều duy nhất hoặc là chiều dài hoặc chiều rộng của ngôi nhà. Quan sát có thể thấy các đường móng được tạo thành các đường song song với nhau và tùy thuộc vào quy mô, diện tích công trình sẽ chia khoảng cách giữa các đường móng này. + Móng 2 phương là loại móng trong đó các đường móng được thiết kế giao nhau tạo thành góc vuông như hình ô bàn cờ. Phân loại móng băng theo phương vị Móng chịu tải đúng tâm và móng chịu tải lệch tâm Móng băng chịu tải lệch tâm và đúng tâm Quy trình thi công móng băng Bước 1. Giải phóng mặt bằng Bước đầu tiên trong quy trình thi công móng băng chính là giải phóng mặt bằng, ở bước này chúng ta phải vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng đồng thời xác định vị trí đóng cọc và hố móng bằng các thiết bị chuyên dụng. Bước 2. Đào hố móng và cán phẳng mặt hố Sau khi giải phóng mặt bằng thật gọn gàng và sạch sẽ chúng ta sẽ tiến hành đào hố móng theo như những vị trí đã đánh dấu trước đó. Ở bước này cần tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế, không nên đào quá sâu hoặc quá nông, chiều sâu thông thường của móng măng khoảng dưới 2m đến 2,5m và chiều rộng khoảng 1,5m. Tiếp đến là cần cán phẳng mặt hố sao cho hố móng gọn gàng, bằng phẳng để dễ dàng hơn cho các công tác tiếp theo. Bước 3. Đổ bê tông lót móng Tiến hành đổ 1 lớp bê tông lót móng khoảng 10cm tạo sự bằng phẳng cho đáy móng cũng như hạn chế bê tông lớp trên bị mất nước trong quá trình đổ bê tông móng. Bước 4. Dải thép móng băng Đây là một bước vô cùng quan trọng, cần phải tuân theo bản vẽ thiết kế đã được tính toán kỹ lưỡng ngay từ ban đầu. Đặc biệt cần tuân thủ khoảng cách đan thép cũng như khoảng cách giữa các lớp thép với nhau, lưu ý phải kê thép cẩn thận để trong quá trình di chuyển không khiếp thép bị xê dịch. Bước 5. Lắp ghép cốp pha móng Ở bước này cần lưu ý lắp đặt cốp pha móng phải thật cẩn thận, tránh những sai sót không đáng trong quá trình đổ bê tông. Thi công móng băng lắp đặt cốp pha móng Bước 6. Đổ bê tông móng Đây là bước cuối cùng cũng là bước vô cùng quan trọng trong quy trình thi công móng băng. Đổ bê tông Mác đúng như trong bản vẽ thiết kế, cần lưu ý đầm liên tục và đều tay. Lưu ý khi đổ bê tông móng nên đổ từ xa đến gần và không đứng lên thành cốp pha làm sai lệch kết cấu của cốp pha. Bước 7. Bảo dưỡng bê tông móng Sau khi đổ bê tông móng tránh va chạm vật lý giúp bê tông không bị ảnh hưởng nứt, vỡ. Ngoài ra cần phải đảm bảo bê tông luôn đủ ẩm bằng cách trải bạt và tưới nước liên tục trong 7 ngày đầu. Một số lỗi thường gặp khi thi công móng băng Móng băng được đánh giá là loại móng thi công khá đơn giản so với một số loại móng khác. Tuy nhiên trong quá trình thi công, một số nhà thầu vẫn thường mắc phải những lỗi sai vô cùng cơ bản, đặc biệt là với những công trình thi công tự phát. Dưới đây là một số lỗi thường gặp thi thường gặp khi thi công móng băng: Đặt ngược thép bản móng thi thi công móng băng Đây là lỗi sai cô cùng cơ bản khi thi công móng băng đó chính là đặt ngược thép bản móng. Theo nguyên tắc thì thép ngắn là thép chịu lực chính nên sẽ phải đặt dưới và thép chạy dọc dầm, thép đài đặt trên. Rất nhiều nhà thầu không nắm được kiến thức thi công cơ bản đã đặt ngược lại làm mất đi khả năng làm việc của móng. Không bẻ mỏ thép khi thi công móng băng lệch tâm Khi thi công móng băng lệch tâm, nhiều người đã bỏ qua bước bẻ mỏ lớp thép dưới vài cm sao cho phần tiếp xúc đảm bảo 30-40D (với D là đường kính thép). Đây cũng là một lỗi sai vô cùng phổ biến ảnh hưởng rất lớn tới khả năng làm việc của móng băng. Một số lưu ý khi thi công móng băng – Trước khi thi công móng băng thì nên tính toán thật kỹ lưỡng cũng như lựa chọn loại móng băng phù hợp, vừa đảm bảo khả năng chịu tải trọng vừa tiết kiệm chi phí, Đối với những công làm giảm chiều sâu khi đặt móng, giúp tiết kiệm chi phí khi thi công. – Ngược lại đối với chiều sâu đặt móng nông thì chúng ta nên dùng móng bê tông cốt thép – Cần thực hiện khảo sát hiện trạng đất trước khi thi công móng băng – Tuyệt đối không để móng băng ngập nước bởi khi đổ bê tông móng sẽ làm giảm tính liên kết cũng như chất lượng của bê tông cốt thép. Vì vậy, trước khi đổ bê tông móng cần thực hiện hút nước rồi mới tiến hành đổ. – Đối với móng cần có cường độ cao thì nên dùng móng bê tông cốt thép. – Khi thi công móng băng cho nhà xây tầng hầm hoặc tầng bán hầm thì móng băng cần phải đặt sâu hơn nền đất hầm một khoảng > 40cm và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm. Trên đây toàn bộ những kiến thức về móng băng, thi công móng băng và những lưu ý quan trọng khi thi công móng băng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có được những kinh nghiệm cần để có thể lựa chọn loại móng phù hợp và tính toán nó cho công trình nhà mình nhé.
Bổ trụ trong xây dựng không phải là một khái niệm mới, thậm chí đã có từ rất xa xưa nhưng do tên gọi này không được phổ biến nên vẫn có rất nhiều người băn khoăn bổ trụ là gì. Bổ trụ có tác động hay ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng công trình xây dựng? Mời bạn đọc cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây của Green HaNoi nhé! Bổ trụ là gì? Bổ trụ là gì? Câu hỏi “Bổ trụ là gì” rất dễ trả lời đối với những người có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, có những người vẫn biết bộ phận này tồn tại trong công trình tồn tại ngoài thực tế nhưng lại không biết nó được gọi là “bổ trụ”. Bổ trụ trong tiếng Anh được gọi là Complementary pillar, thực chất là một phần tường được xây lồi ra trước. Chúng trông khá giống những cây cột áp sát vào tường, nên còn có tên gọi khác là trụ đứng. Ý nghĩa của việc bổ trụ Từ khái niệm “bổ trụ là gì”, chúng ta đã nắm được tác dụng hết sức quan trọng của bộ phận này chính là để “bổ trợ” cho bức tường, giúp tăng thêm sự kiên cố, ổn định và vững chãi cho bức tường. Bổ trụ có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm tính chắc chắn cho tường xây Mặc dù trong kết cấu chủ yếu là nhà bê tông cốt thép như hiện nay, tường không phải là cấu kiện chịu lực chính nhưng lại chịu tác động của môi trường ngoài một cách trực tiếp nhất. Điều đó có nghĩa là tường dễ chịu ảnh hưởng của tác động ngoại lực như sức gió, mưa giông bão lũ, nhiệt độ cao, trọng lực và các loại lực khác. Khi xây thêm phần bổ trụ sẽ giúp tăng khả năng chống chịu của tường trước các nhân tố này, tăng độ bền và tuổi thọ cho toàn bộ công trình. Bổ trụ đã có nguồn gốc từ rất lâu đời từ trước, có thông tin là từ thời La Mã cổ đại. Cho tới ngày nay, mặc dù đã có nhiều phương pháp tiên tiến cũng như thông minh hơn trong xây dựng nhưng bổ trụ vẫn luôn giữ được vai trò quan trọng của nó. Ngược lại, bổ trụ còn được thiết kế và thi công theo những kiểu dáng mới mẻ và sáng tạo hơn, bắt nhịp cùng xu hướng kiến trúc hiện đại. Quy định chung khi xây dựng và thiết kế bổ trụ Bổ trụ cũng được xây từ gạch, nên cũng giống như tường xây, khi thiết kế và xây dựng bổ trụ cần phải tuân thủ theo các quy định về kết cấu gạch trong xây dựng công trình để đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm được chi phí xây dựng. Một số quy định chung mà gia chủ nên tham khảo như sau: Trước tiên cần chú ý tới việc tiết kiệm xi măng khi thiết kế kết cấu gạch đá. Lời khuyên hữu ích là nên sử dụng các vật liệu địa phương. Tường ngăn nên sử dụng các loại vật liệu nhẹ như bê tông tổ ong, bê tông nhẹ…Đối với tường ngoài nên chọn các loại nguyên vật liệu có tính cách nhiệt cao. Kết cấu gạch đá và kết cấu gạch đá có cốt thép thì cần có lớp bảo vệ cốt thép để tường có khả năng chống chọi lại các tác động xâm thực của môi trường cũng như các tác động cơ học khác. Lưu ý phải đảm bảo được độ bền và độ ổn định của kết cấu gạch đá và kết cấu gạch đá cốt thép trong quá trình di chuyển và sử dụng. Mỗi một địa phương có phương pháp sản xuất vật liệu khác nhau nên cả trong quá trình thiết kế & thi công đều phải năm được để tìm ra phương án thi công phù hợp nhất. Nguyên tắc xây tường và bổ trụ khoa học Một bức tường được xây lên từ gạch và vữa xây trông thì có vẻ đơn giản, nhưng để bức tường có thể làm đúng vai trò của nó mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ thì vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định về chọn gạch xây, trộn vữa..và đối với bổ trụ cũng vậy. Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ khi xây tường gạch: Trước hết về cách chọn gạch xây: viên gạch cần có các góc cạnh vuông vắn, sắc nét. Có thể đập vỡ một viên gạch, nếu nó vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ thì đó là loại gạch kém chất lượng. Hoặc có thể ngâm thử gạch trong nước trong 24 giờ, nếu sau 24 giờ mà trọng lượng gạch lớn hơn 15% so với trọng lượng ban đầu thì không nên sử dụng loại gạch này. Khi xây, gạch phải được xây thành từng hàng phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây; hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải lớn hơn hoặc bằng 170 vì khối xây chịu lực nén là chính. Lưu ý quan trọng nhất khi xây tường là không được xây trùng mạch. Các mạch vữa đứng của tường xây liên tiếp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch theo cả phương ngang và dọc của tường. Các mạch vữa theo phương ngang và phương dọc của tường phải tạo thành góc vuông. Các loại mạch vữa trong tường xây Vậy đối với bổ trụ thì sao? Ngoài các nguyên tắc chung cho tường phía trên, chúng ta cần lưu ý thêm một số điểm quan trọng khác. Trong phần “bổ trụ là gì” ở phía trên, chúng ta đều đã hiểu bổ trụ có vai trò gia tăng sự kiên cố & chắc chắn cho tường xây, cho nên càng không thể coi nhẹ những nguyên tắc khoa học khi thiết kế và xây dựng phần này. Bổ trụ thường được bố trí cho những bức tường đứng độc lập hoặc những bức tường có chiều dài lớn. Theo tiêu chuẩn xây dựng tường thì cần bố trí bổ trụ trong khoảng L = 1-2H, tức là đảm bảo chiều dài của tường nằm trong khoảng 1-2 lần chiều cao của tường. Nếu không có tường vuông góc thì cần tăng cường trụ đứng trong khoảng 2,4-3m. Chú ý phần chân tường nên dùng bê tông. Cách xây dựng bổ trụ Hiện nay có rất nhiều cách bố trí bổ trụ cho tường xây, cụ thể có các phương án như sau: Đầu tường có cột thì nên bố trí trụ cột thêm ½ viên gạch. Phần cột giữ tường thì sắp xếp xen kẽ ¾ viên gạch tới ½ viên rồi lại tới ¾ viên. Ở phần giao nhau với gạch Block bố trí ¼ viên gạch. Vị trí tường giao nhau bố trí liên kết giữa ½ viên gạch với nhau. Cách xây bổ trụ khoa học Trên thực tế cho thấy các bức tường được bố trí bổ trụ lúc nào cũng có độ bền và tuổi thọ cao hơn vượt trội, giúp tránh được các tác động mạnh và mang lại sự an toàn cao hơn. Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 - Mr. Linh 0932 957 999 - Mr. Tuấn
Công tác xây tường cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định đến chất lượng tường sử dụng. Nếu tường xây không đảm bảo có thể xảy ra hiện tượng nứt gây thấm tường hoặc đổ tường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các quy trình kỹ thuật cần lưu ý khi xây tường nhé. 1. Chuẩn bị bề mặt trước khi xây tường – Gạch trước khi xây: Cần phải tưới ẩm gạch trước khi xây bởi gạch được tạo từ đất sét nung, có tính hút nước, nếu không tưới ẩm sẽ xảy ra hiện tượng hút nước từ vữa xây gạch làm ảnh hưởng đến chất lượng vữa xây, có thể xảy ra tình trạng nứt, rộp lớp vữa xây gạch. – Sàn bê tông trước khi xây gạch: Bề mặt sàn bê tông cần được tưới ẩm bề mặt trước khi xây đồng thời quét 1 lớp hồ dầu lên mặt sàn đảm bảo liên kết tốt giữa sàn bê tông với tường gạch. – Vị trí tường xây giao với cột, vách, dầm sàn: Cần khoan thép chờ liên kết với tường đảm bảo liên kết vững chắc (Chiều dài và khoảng cách tuân thủ theo thiết kế). Trước khi xây cần trát một lớp hồ dầu liên kết với cột, vách hoặc dầm sàn). 2. Trong quá trình xây tường nhà – Đảm bảo nguyên tắc 5 viên gạch dọc thì có 1 viên gạch quay ngang; theo nguyên tắc không trùng mạch vữa – Khi xây cao đến 1.5m thì dừng xây, xây sang khu vực khác rồi mới quay lại xây. – Đối với tường xây chèn (áp dụng đối với công trình thi công kết cấu khung bê tông cốt thép trước) thì phải đảm bảo nguyên tắc: + Chiều dài tường <=3m: Xây nghiêng 45 độ từ 1 phía. + Chiều dài tường >3m: Xây nghiêng 45 độ từ 2 phía. 3. Bảo dưỡng tường xây Mục đích của công tác bảo dưỡng: Tránh hiện tượng mất nước do thời tiết hoặc hút nước trực tiếp từ gạch với vữa xây. Vì vậy cần tưới nước bảo dưỡng, tuân thủ nguyên tắc: tưới nước 1 ngày/lần, tưới liên tiếp trong vòng 2-3 ngày. 4. Lưu ý khi trát tường xây - Trước khi trát, bề mặt lớp trát phải làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn và dầu mỡ, sau đó tưới ẩm. Đối với trần bê tông trước khi trát cần xử lý bề mặt để có thể tạo độ nhám bằng cách dùng vữa xi măng cát vàng để vẩy 1 lớp mỏng. - Sau khi trát xong 1-2 ngày phải tưới ẩm để bảo dưỡng cho bề mặt trát, tuân thủ nguyên tắc: tưới nước 1 ngày/lần, tưới liên tiếp trong vòng 2-3 ngày.. Vào ngày nắng, hanh khô thì tưới thường xuyên hơn. Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 - Mr. Linh 0932 957 999 - Mr. Tuấn
Công nghệ thi công Top-down (Top-down construction method) là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp truyền thống - thi công từ dưới lên. Hiểu một cách đơn giản, nếu với phương pháp truyền thống đào mở thông thường, nhà thầu thi công sẽ phải hoàn thành đào hố móng đủ độ rộng và sâu theo thiết kế, rồi từ đáy hố móng thi công BTCT (bê tông cốt thép) các tầng hầm. Trong khi đó, phương pháp Top-down được thực hiện theo quy trình ngược lại. Bắt đầu từ “cốt không” của công trình (tức là cao độ mặt nền hoàn thiện của tầng trệt công trình nhà), nhà thầu thi công BTCT trần của tầng hầm thứ nhất đồng thời là sàn của tầng nổi (tầng trệt). Trên sàn của tầng này, nhà thầu chừa lại một khoảng để từ đây, thiết bị chuyên dụng bắt đầu đào sâu xuống lòng đất, đến hết cao độ của tầng hầm thứ nhất. Thiết bị đào tiếp tục được đưa xuống hố móng, đào tiếp khu vực bao quanh hố móng trước. Đào đến đâu, đưa lồng thép xuống rồi tiến hành đổ bê tông tường vây. Tường này có tác dụng bảo vệ hố móng không bị sạt trượt bùn đất bởi lực tác động ngang, giảm nguy cơ gây sụt lún đối với các công trình xung quanh và chống nước ngấm thấm ngang trong quá trình thi công, đồng thời chính là tường bao của tầng hầm sau này. Sau khi có tường vây vững chắc, hố móng tiếp tục được đào rộng ra hết diện tích thiết kế, sau đó mới tiến hành thi công bê tông sàn của tầng hầm thứ nhất (trần của tầng hầm thứ hai). Quy trình được lặp lại tương tự ở tầng hầm thứ hai, tầng thứ ba,... Trong công nghệ thi công Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt không) và móng của công trình, vừa thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân (bên trên cốt không - trên mặt đất). Như vậy, phương pháp Top-down có quy trình xây dựng như sau: Xây dựng tường vây - để chống đỡ bên hông của tầng hầm, ngăn sạt lở đất, chống thấm nước; Khoan cọc nhồi - khoan cọc đến độ sâu thiết kế, đổ BTCT cọc đến cao độ đáy tầng hầm; Lắp đặt Kingpost - thanh thép chịu lực tạm thời trong quá trình thi công tầng hầm; Đổ BTCT sàn tầng trệt dựa trên hệ thống Kingpost chịu lực; Đào đất để tiếp tục làm tầng hầm B1, sau đó là những tầng hầm tiếp theo và móng nhà, song song đó là xây từ tầng trệt lên các tầng lầu trên cao. Các thanh Kingpost được đổ BTCT bọc xung quanh trở thành cột chống đỡ cho tòa nhà. Nguồn: Lê Hoài Việt (2012), Một sáng tạo nhỏ trong xây dựng tầng hầm nhà cao tầng, Trần Thế Hưởng chấp bút Đối với nhà ở cao tầng, theo công nghệ Top-down, tầng hầm được thi công bằng cách thi công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Tường vây thi công theo công nghệ cọc nhồi BTCT tới cốt mặt đất tự nhiên hoặc cốt tầng trệt (cốt không). Trong trường hợp hệ tường vây được thi công tới mặt đất tự nhiên thấp hơn cốt nền tầng trệt thì, thay vì thi công Top-down ngay từ tầng trệt, có thể bắt đầu thi công Top-down từ mặt nền tầng hầm thứ nhất (sàn tầng hầm đầu tiên), bên dưới mặt đất. Khi đó, tầng hầm thứ nhất được thi công bằng phương pháp từ dưới lên (bottom-up) truyền thống, phần tường vây trên đỉnh có nhiệm vụ như hệ tường cừ giữ thành hố đào. Trường hợp này cũng có thể gọi là bán Top-down hay “Sơ mi” Top-down (Semi-top-down). Nguồn: Nguyễn Ngọc Nguyên, Trần Trung Hiếu (2015), Nghiên cứu phương pháp thi công Semi-top-down sử dụng cừ thép để chống đỡ hố đào tầng hầm, Tạp chí Giao thông vận tải điện tử Một số ưu và nhược điểm của phương pháp thi công tầng hầm theo công nghệ Top-down: (1) Ưu điểm: Các vấn đề về mặt bằng và tiến độ thi công - không cần diện tích đào móng lớn hoặc đỡ tốn chi phí phải làm tường chắn đất độc lập; Tiến độ thi công nhanh - khi đang làm móng và tầng hầm vẫn có thể đồng thời làm phần trên được để tiết kiệm thời gian; Không cần dùng hệ thống chống tạm (Bracsing system) để chống đỡ vách tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm, không phải chi phí cho hệ thống phụ. Hệ thanh chống tạm này thường rất phức tạp, vướng không gian thi công và rất tốn kém. Chống vách đất được giải quyết triệt để vì dùng tường và hệ kết cấu công trình có độ ổn định cao. Không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha cho kết cấu dầm sàn vì thi công trên “mặt đất”; Các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm,...) - trong đô thị thường có nhiều công trình cao tầng, nếu thi công đào mở (open cut) có tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm, điều này dẫn đến việc thường không đảm bảo cho các công trình cao tầng kề bên (dễ xảy ra hiện tượng trượt mái đào, lún nứt,...), phương án thi công Top-down giải quyết được vấn đề này; Khi thi công các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt nên giảm ảnh hưởng của thời tiết. (2) Nhược điểm: Kết cấu cột tầng hầm phức tạp; Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công; Thi công cần phải có nhiều kinh nghiệm; Thi công đất trong không gian kín khó cho cơ giới hóa; Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động; Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo. Công nghệ Top-down được ứng dụng cho các nhà ở thường có một vài tầng hầm để làm tầng kỹ thuật, chứa đựng máy móc thiết bị, hệ thống kỹ thuật và xử lý (bể nước thô, hệ thống bơm nước, thiết bị lọc, bể nước sạch, hệ thống bể chứa phế thải và xử lý, hệ thống biến áp và tủ điều khiển, tủ phân phối điện,...), làm kho chứa hàng hóa, vật liệu và garage ô tô,... Về góc độ chịu lực, tầng hầm giúp công trình đỡ bớt tải nền đất phía trên, đưa trọng tâm công trình thấp xuống, giúp công trình chịu lực ngang của gió, bão, động đất tốt hơn. Nguồn: Kiến trúc nhà ở - Hiểu biết & Thiết kế qua minh họa - KTS. Trần Minh Tùng Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 - Mr. Linh 0932 957 999 - Mr. Tuấn
Đang cập nhật bài viết