Phong thủy Kiến trúc

Phong thuỷ phương đông khoa học phương tây trong kiến trúc hiện đại
07/06/2023

Phong thuỷ phương đông khoa học phương tây trong kiến trúc hiện đại

Phong thuỷ phương đông khoa học phương tây trong kiến trúc hiện đại Trong đời sống xã hội ngày nay có một xu hướng ngày càng nở rộ đó là là sự ứng dụng của Phong thuỷ trong mọi lĩnh vực liên quan đến xây dựng và kiến trúc. Từ việc xây dựng nhà cửa, tu tạo lăng mộ cho đến xây dựng các xưởng sản xuất và các cơ quan hành chính. Xu hướng này phải chăng là một sự tất yếu khi mà xã hội bắt đầu có sự sung túc thịnh vượng nên người ta đã rộng rãi nghĩ đến bắt chước người xưa? Hay chính tính hiệu quả của phong thuỷ được ứng dụng gần như suốt chiều dài của lịch sử văn minh Đông phương và ngày nay đã được khoa học coi như một đối tượng nghiên cứu? Vậy thực ra phong thuỷ là gì? Và nó có mối liên hệ thế nào với kiến trúc hiện đại mà lại được quan tâm như vậy. Bài viết này không có tham vọng khám phá sâu vào những vấn đề định lượng và bản chất của phong thuỷ mà chỉ xin được đưa ra những kiến giải riêng về vấn đề này qua sự so sánh những quan niệm trong ứng dụng của phong thuỷ với kiến trúc hiện đại. Thời gia gần đây, trào lưu ứng dụng Phong thuỷ trong các thiết kế về nhà ở dân dụng cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh v.v dường như là một xu hướng rất thịnh hành. Mặc dù vậy, có thể nói đại bộ phận dân chúng tuy ứng dụng phong thuỷ nhưng vẫn chưa hiểu hết giá trị thực của bộ môn này. Dường như họ vẫn tin vào nó như một thứ quyền năng huyền bí, hoặc như một thứ tôn giáo cao cả nào đó, số ít hiểu biết hơn thì coi đây như một liều Placebo diệu kì trong y học, một phần nhỏ hơn thì biết được tính ứng dụng khoa học của bộ môn này, nhưng số đông vẫn là những hiểu biết còn lệch lạc và chưa thấu đáo. I - Vậy thực ra Phong thuỷ là gì? Theo từ điển Hán Việt thì Phong là gió, thuỷ là nước. Phần lớn chỉ quan niệm đơn giản cho rằng: phong thuỷ là một khoa chuyên nguyên cứu về quan hệ giữa gió và nước và ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người. Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì quả là chưa đánh giá đúng cái chân giá trị và vai trò của Phong thuỷ trong đời sống con người! Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ. Những văn bản cổ xưa nhất đã ghi dấu lại bằng giáp cốt văn (chữ nòng nọc – Khoa đẩu) sau khi giải mã đã cho thấy rõ điều này. Các thành ngữ trong dân gian như : “Chọn đất mà ở” (trạch địa nhi cư), “Gần nước hướng về mặt trời” (cận thuỷ hướng dương) cho thấy các quan niệm chọn đất có phương pháp đã phổ biến rộng rãi trong tư tưởng mọi người. Điều này chỉ ra rằng: đã có một hệ thống tư tưởng định hướng cho dân cư cổ đại trong việc chọn địa bàn sinh sống khi thòi kì quần cư bắt đầu. Dấu vết này cũng có thể nhận thấy trong Kinh Thi là tập hợp ca dao tục ngữ cổ, tương truyền do Khổng tử biên tập lại. Những sách vở được coi là vào thời kì Thương, Chu các địa danh đã có sự phân định khá chi tiết như đồi, núi, gò, đống chỉ những khu vực địa hình cao so với sông , suối, lạch, ngòi là những từ để mô tả những khu vực thấp trũng mang nước. Chứng tỏ con người thời kì này đã ý thức rất rõ về sự khác biệt giữa hình thể và tác dụng của nó ảnh hưởng thế nào đối với con người. Ngoài ra sử sách khi nói về sự kiện xe chỉ hưóng Nam cón từ thời thượng cổ cũng chỉ ra được thành tựu của con ngưòi trong việc định phưong hướng địa bàn. Truyền thống ứng dụng phong thủy của nến văn hiến Việt cũng được nhắc nhở tới từ thời Hùng Vương dựng nước: Trong những câu chuyện truyền miệng của các cụ già ở đất Phong châu xưa, sự kiện Vua Hùng tìm đất đóng đô dựng nước vẫn luôn được nhắc đến với đầy lòng trân trọng và sự tự hào, Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên soạn truyền thuyết này vào trong cuốn Nghìn xưa văn hiến do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1999. Như vậy có thể nói Phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử phát triển trải hàng nghìn năm. Tính hiệu quả của phong thủy trong xã hội Đơng phương là không thể phủ nhận. Phong thuỷ đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của các quốc gia Phương Đông, có tính tích cực như góp phần hoạch định những khu Kinh thành sầm uất náo nhiệt, kiến tạo nên những cung điện nguy nga, khiến Tây phương cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng trong một số không ít các trường hợp do cách giải thích của những người làm nghề phong thủy vì mục đích vụ lợi hay do thiếu hiểu biết khiến ; khiến Phong thuỷ được hiểu như là một môn khoa học thần bí và bị ngộ nhận là bùa mê, thuốc lú làm tiền người dân, mê muôi một bộ phận dân chúng, gây những nghi ngờ không đáng có đối với bộ môn này. Đã có thời gian Phong thuỷ được đánh đồng với tôn giáo. Thậm chí bị coi là nhảm nhí, là mê tín dị đoan cũng chính do cách giải thích thiếu hiểu biết của chính các thầy Phong thuỷ, muốn thần thánh hoá, làm thần bí phức tạp thêm trong con mắt của gia chủ nhằm trục lợi cho bản thân. Trong bài viết này người viết xin đưa ra những luận điểm của mình với hy vọng đóng góp vào việc đưa môn Phong thuỷ dưới góc độ khoa học nhằm tránh sự hiểu nhầm sai lạc dễ đánh đồng một môn Khoa học cổ truyền với tôn giáo hay với mê tín dị đoan. Ngày nay, phong thuỷ đã được coi là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Là một người nghiên cứu về phong thủy và là một nhà kiến trúc, tôi nhận thấy rằng: Nếu chúng ta loại bỏ những cách giải thích rời rạc, bí ẩn về những khái niệm trong phong thuỷ thì những phương pháp ứng dụng trên thực tế của phong thuỷ hoàn toàn mang tính khách quan, tính quy luật, tính nhất quán và khả năng tiên tri. Đấy là những yếu tố thoá mãn tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học. Căn cứ vào những tiêu chí này, chúng tôi có thể khẳng định rằng: Phong thuỷ là một phương pháp khoa hoc, hoàn toàn không mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan. Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, môi trường và là phương pháp thay đổi chỉnh sửa những hiệu ứng tương tác của môi trường lên cuộc sống của con người. Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiếp tục coi phong thuỷ như là một đối tượng khoa học để khám phá những thực tại được thể hiện qua những khái niệm ngôn ngữ cổ trong phương pháp luận của phong thuỷ. II – So sánh những tương đồng của Phong thuỷ với kiến trúc hiện đại. A) Quan niệm cân bằng Âm Dương trong phong thuỷ và tính hài hoà trong kiến trúc hiện đại. Trước đây có người đặt vấn đề rằng: Liệu có hay không tồn tại một Khoa Phong thuỷ ở Tây Phương hay một câu hỏi cụ thể hơn là: Các công trình Pháp trên Việt Nam đã tồn tại cả trăm năm nay, liệu có sử dụng giải pháp gì về Phong thuỷ không mà lại tồn tại dài lâu đến vậy? Trước hết xin đưa ra quan điểm của nguời viết dưới góc độ một người được đào tạo chuyên môn về kiến trúc là: Để một công trình kiến trúc có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài hàng trăm năm ấy nó phải đạt đựơc ít nhất là hai yếu tố: Thứ nhất là về tính thẩm mĩ của công trình; thứ hai là nó phải đạt về mặt hợp lí trong công năng sử dụng. Hay nói ngắn gọn là nó phải đẹp và hài hoà thì nó mới tồn tại lâu dài và thứ hai là phải hợp lý trong quá trình sử dụng thì nó mới được người đời trân trọng gìn giữ và không bị đập đi thay thế bằng công trình khác . Đứng dưới góc độ Phong thuỷ mà nói thì khi mà công trình kiến trúc tồn tại được trong một thời gian dài thì các yếu tố về cân bằng Âm dương và ngũ hành phải đạt đến mức độ chuẩn mực. Tức là nó phải bao hàm cả yếu tố thẩm mỹ và tính hài hoà cân đối. Khi các yếu tố về Âm dương và ngũ hành cân bằng – tức là tính thẩm mỹ, tính hài hoà và cân đối cao - thì tự bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý thức con người, khiến ngưòi ta có những ý nghĩ trân trọng và có ý nghĩ bảo tồn nó. Nói cụ thể hơn như chúng ta cũng biết trong ngôn ngữ tạo hình kiến trúc, sự phối hợp giữa các mảng đối lập tạo nên tính thẩm mĩ công trình (về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu). Trong cân bằng có yếu tố cân bằng động và cân bằng tĩnh, nhưng chung qui vẫn cần có sự cân bằng. Để có được sự cân bằng này thì việc điều chỉnh các mảng đối lập nhau như mảng đặc đối với mảng rỗng, phần gồ ghề với phần phẳng nhẵn, miếng có kính đối với phần thịt còn lại, phần diện tích sân vườn và phần diện tích công trình phải tìm được sự hài hoà nghĩa là đạt được những tỉ lệ chuẩn mực. Những yếu tố cần về sự hài hoà trong kiến trúc hiện đại trên đây cũng chính là quan niệm của phong thuỷ với khái niệm hài hoà Âm Dương và tính tương sinh của Ngũ hành. Cân bằng Âm dương, Ngũ hành trong lý học Đông phương ngoài sự ứng dụng trong phong thuỷ, chúng ta cũng có thể thấy quan niệm này khi tới Đông y. Thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong Đông y quan niệm rằng: Khi con người được trạng thái cân bằng Âm Dương, Ngũ hành điều hoà thì sức khoẻ dồi dào, tâm sinh lý ổn định. Chỉ khi nào mà âm dương phân tán, Ngũ hành tạp loạn đưa đến mất cân bằng sinh học thì sẽ nảy sinh tật bệnh khi đó mới cần đến sự điều chỉnh lại của bác sĩ. Như vậy, chúng ta thấy rằng: Quan niệm cân bằng Âm Dương, Ngũ hành hài hoà chính là một quan niệm phổ biến của thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng ứng dụng trong phong thuỷ. Dưới đây là hình một công trình kiến trúc Tây phương có sự cân bằng và hài hoà Âm Dương theo cái nhìn của phong thuỷ Đông phương. B) Tỷ lệ vàng trong nghệ thuật và kiến trúc phương Tây và khái niệm tỷ lệ “Tường minh” trong phong thuỷ Đông phương. Trong các ngành nghệ thuật tạo hình nói chung và trong nghệ thuật Kiến trúc nói riêng tồn tại những con số, những tỷ lệ được coi là chuẩn mực. Con số và tỷ lệ này được tìm thấy qua quá trình lao động và đúc kết bằng kinh nghiệm khi quan sát và chọn lọc từ giới tự nhiên. Khi đem các con số, các tỷ lệ này vào ứng dụng trong các tác phẩm về nghệ thuật, các công trình kiến trúc thì luôn tạo được hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời. Tỷ lệ vàng ra đời từ đó Trong phương pháp ứng dụng của Huyền không ta cũng tìm thấy có những sự liên hệ tương ứng . Khi quán xét 16 cách cục trong Huyền không, Ta nhận thấy trong bảng này gồm 17 cung cát và 28 cung hung và bán hung. Kết hợp với tỉ lệ “Tam phần nhân định Thất phần thiên”, được hình chữ nhật với tỷ lệ tương đương 28/17, 3 = 1,618. Đây chính là tỷ lệ vàng trong kiến trúc Phương Tây mà trong Phong Thuỷ Phương Đông gọi tỷ lệ cân bằng này là tỷ lệ “Tường minh”. C) Quan niệm về vận động của khí trong phong thuỷ và cấu trúc nhà ở hiện đại Ngoài ra sự vận hành trơn tru của dây chuyền công năng tạo nên sự hợp lý của một công trình kiến trúc, cũng chính là sự vận động của dòng khí trong Phong thuỷ. Quan niệm của phong thuỷ cho rằng: khi dòng khí vận động không có sự hỗn loạn. Tức là sự bố trí hợp dây chuyền, sản xuất, hoặc cấu trúc bên trong ngôi nhà trong không bị chồng chéo, phức tạp thì công trình đó sẽ ổn định lâu dài. Hay nói cách khác một công trình không hợp lý về mặt công năng, không chóng thì chầy sẽ phải cải tạo lại, Quan niệm của Phong thuỷ cho rằng: khi các dòng khí chuyển dịch hỗn loạn thì tác động không tốt đối với chủ thể công trình. nếu cá nhân chủ thể công trình có nhận thức được điều này sẽ tự khắc điều chỉnh lại (tức là cải tạo sửa chữa), nếu không thì chính sự bất thường này sẽ tạo bất lợi tới chủ nhân công trình đó, nếu là cơ sở sản xuất kinh doanh thì sẽ thua thiệt, phá sản và rồi dễ bị các cá nhân khác thâu tóm dẫn đến sự thay đổi công trình. Thực ra trong khi Phong thuỷ cổ truyền tồn tại cả ngàn năm trên vùng đất Phương Đông huyền bí thì ở bên trời Tây các ngành khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa công trình, tự nhiên, thiên nhên và con người cũng tồn tại trong khoảng đó. Các dân tộc trên bán đảo Ban căng cả ngàn năm xưa cũng đề cao các yếu tố gió nước tác động đến cao người qua các nghiên cứu của Hipocrat Olimpia, Acrantit.. rồi cả người Ai cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp bằng đã cũng dựa nào từ trường của trái đất để hoạch định trong xây dựng cả. Trong Kiến trúc hiện đại ngày nay có một bộ môn nghiên cứu mà về cách thức vận hành và ứng dụng cũng có những điểm tương đồng với các phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ cổ truyền. Ví dụ như chúng ta có thể so sánh tính tương đồng trong môn Vật lí kiến trúc là một bộ môn nghiên cứu về ảnh hưởng tương tác của các yếu tố vật lí môi trường với con người và công trình và một bên là yếu tố ảnh hưởng cuả cảnh quan theo phương pháp Loan đầu Hình lý khí trong Phong thuỷ. Cụ thể là Vật lí Kiến trúc trong nghiên cứu về sự phân bổ của gió tự nhiên trong phòng thì đưa ra những qui luật là không tạo các cửa đối nhau trong phòng, kể cả khi cửa sổ đối diện với cửa phòng. Lí do là khi các cửa đối nhau này hình thành thì đễ tạo các luồng gió xuyên phòng đột ngột không có lợi cho người ở, thứ hai là sự lưu thông không khí trong phòng kém dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn yếm khí hoạt động, điều này không tốt cho sức khoẻ con người. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua hình minh hoạ dưới đây trong vật lý kiến trúc.   Trong quan niệm của yếu tố Cấu trúc hình thể - Dương trạch - thì sự vận hành của dòng khí được rất xem trọng và cũng không chấp nhận sự đối môn của các cửa thông nhau. Giả dụ như nếu gặp ba cửa liên tiếp thì các phong thuỷ gia kinh nghiêm sẽ lập tức chuyển cửa thứ ba sang một bên, hoặc sử dụng bình phong để thay đổi sự vận hành của dòng khí theo quan niệm phong thuỷ. Quan niệm phong thuỷ cho rằng: Khi dòng khí quá mạnh có thể biến thành xung sát khí. Bên cạnh đó trong môn này cũng rất chú trọng tìm cửa thoát khí sau khi đã tìm được cửa nạp khí quan trong, nhằm tránh hiện tượng bế khí có thể gây những trục trặc về sau này cho gia chủ. Đó chính là những điểm tương đồng của Cấu trúc hình thể trong phong thuỷ với Vật lí Kiến trúc. Nhưng bên cạnh đó thì phong thuỷ còn chú trọng cả việc tìm cửa với sự tương quan của cửa đối với Thái cực còn gọi là tâm công trình và tác động của cảnh quan môi trường – phương pháp Loan đầu. Trong các nguyên lí thiết kế dù là cơ bản nhất trong Kiến trúc cũng thấy có sự tương đồng. Ví dụ như khi Quán xét một khu đất để đưa ra bố cục công trình thì một Kiến trúc sư có nghề luôn phải chú trọng tìm đường to phố lớn, các trục giao thông chính để hướng công trình mình thiết kế về chỗ đó. Còn trong phương pháp ứng dụng của Phong thuỷ cũng lấy dương làm hướng, tức là cũng tìm luồng chảy của con sông, mặt hồ , hay luồng người đi lại trên đường phố để đón lấy dòng sinh khí vậy. Phong thuỷ gọi đây là sự vô tình hay hữu tình của công trình đối với các yếu tố tương tác còn lại. Hai khái niệm khác nhau của hai bộ môn khác nhau, nhưng đích đến thì hoàn toàn có sự thống nhất. D) Cấu trúc hình thể trong phong thuỷ và kiến trúc hiện đại. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm khá nhiều những điểm tương đồng giữa Kiến trúc hiện đại và Phong Thuỷ ví dụ như: Phong thuỷ thường đặt Thuỷ trước công trình (Minh Đường tụ thuỷ) thì bên Tây phương việc hồ nứoc xen lẫn công trình cũng là điều được khuyến khích vì mặt nước thì ngoài việc tạo điểm nhấn sinh động, giúp tăng không gian tăng độ bề thế cho công trình nó còn cung cấp thêm các ion âm có lợi cho sức khoẻ, đồng thời những khu vực nào có hồ nước sẽ giúp điều tiết khí hậu. Khoa học nhận thấy rằng các khu vực gần biển hoặc nhiều sông hồ thì thường có lợi hơn các khu vực còn lại với nhiệt độ chênh lệch khoảng từ 1 đến 2 độ C. Như vậy là qua những dẫn chứng căn bản ở trên, chúng ta cũng thấy được những sự tương quan ứng dụng của Phong thuỷ Đông phương với những tri thức khoa học và kiến trúc hiện đại và chúng ta về cơ bản cũng thấy được tính khoa học của phương pháp ứng dụng trong phong thuỷ Đông phương. Nhưng tới đây có thể đặt vấn đề là nếu như vậy thì tại sao không bỏ Phong thuỷ cổ truyền mà chỉ cần ứng dụng những môn Khoa học hiện đại vì những tương ứng thay thế nó và những nghiên cứu khoa học của kiến trúc hiện đại lại còn có thực nghiệm chi tiết và cụ thể hơn, chứ không mang tính định tính khó kiểm chứng như Phong thuỷ. Những điều này sẽ được lý giải ở phần tiếp theo dưới đây. II - Phong thuỷ và những vấn đề cần tiếp tục khám phá dưói góc nhìn khoa học. Quả thật Phong thuỷ là một môn học thuật cổ từ ngàn năm nay và với tri thức hiện đại thì chúng ta thấy rằng những ứng dụng phong thuỷ mới chỉ mang nặng định tính chứ chưa cụ thể chi tiết và mang tính định lượng như Khoa học hiện đại. Chúng ta cũng biết rất rõ điều này. Tuy nhiên trong Phong thuỷ đã có những ứng dụng thành công từ rất nhiều năm nay nhưng khoa học hiện đại với những công cụ tiên tiến nhất vẫn chưa thể giải thích nổi. Như trong Phái Bát trạch thì dựa vào 8 hướng chính mà phân cung định hướng ra làm 8 quẻ, mỗi quẻ thì có một vai trò ảnh hưởng nhất định đối với chủ thể công trình. Như phương Nam chủ về Danh tiếng, Bắc thì chủ về Quan lộc địa vị, phương Đông chủ về gia đình sức khoẻ, Tây chủ về con cái , sự vui vẻ v.v. Khuyết hãm bất cứ một cung nào trong công trình thì đều ảnh hưởng đến chủ nhân công trình tương ứng về mặt đó. Trong các ứng dụng về phong thuỷ nhiều ngươì đều thừa nhận là có hiệu quả. Nhưng chúng vẫn tồn tại như một tiên đề và là hiện tượng cần tìm hiểu, khám phá của tri thức khoa học hiện đại. Có thể dẫn chứng một trường hợp cụ thể một thời từng gây xôn xao dư luận . Đó là về một toà nhà chung cư hiện đại ở Hông kông, nơi những người nổi tiếng và thành đạt như Thành Long , Lý Liên Kiệt đẫ từng ở. Hiện tượng như sau: Lúc xây dựng toà nhà thì mặt đứng toà nhà chưa hề có trổ lỗ thông khí (như trong ảnh), khi đó người dân trong khu dân cư hiện đại này toàn mắc những bệnh kì quái và gặp những chuyện không hay trong công việc. Sau khi đựoc xử lí theo tư vấn của chuyên gia về Phong thuỷ trích một lỗ trên mặt đứng toà nhà. Sau một thời gian thì thấy có sự thay đổi rất kì diệu: sức khỏe của đại bộ phận dân cư tăng lên trông thấy công việc thì trôi chảy hơn trước. Điều này Khoa học hiện đại cũng chưa có được những lí giải hợp lý, trong khi các thầy Phong thuỷ kinh nghiệm thì lại thấy rõ chân tướng của vấn đề. Những phong thuỷ gia cho rằng: Do toà nhà đã cản luồng khí được hình thành từ những dãy núi trước mặt, tạo nên một xung sát khí cho toà nhà này. Vì thế khi trổ một lỗ thông khí như hình dưới đây thì luồng khí trở nên thông thoáng, giải quyết sự bế khí theo Phong thuỷ (là một yếu tố xấu gây trì trệ bất lợi), từ đó tạo nên sự phát triển của ngôi nhà. Điều này khoa học chưa giải thích được. Hình dưới đây thể hiện ô trống được thực hiện theo yêu cầu của phương pháp phong thuỷ. Ngoài ra còn một số việc người thật, việc thật như việc làm Phong thuỷ khu Trung tâm thương mại Simlim – Center, một khu thương mại chuyên bán hàng điện tử bên Singapore. Sau khi đạt được bố cục Phong thuỷ, nơi đây đã trở thành một trung tâm thương mại buôn bán Hàng công nghệ cao thuộc loại sầm uất nhất ở Singapore cũng như Đông nam á. Một điểm du lịch hầu như mọi khách du lịch khi qua Quốc đảo này đều muốn ghé qua. Khu du lịch này hàng năm đem lại những lợi nhuận rất đáng kể cho kinh tế nước này. Câu chuyện làm Phong thuỷ tại khu vực này đều được các hướng dân viên du lịch Singapore hướng dẫn rất chi tiết cho du khách và hầu hết người dân nước này đều biết.   Đối với những độc giả có quan tâm chủ đề Phong Thuỷ Lạc Việt trên trang Vietlyso.com đểu biết trường hợp nhà một người điên được hội viên Bigdog đưa lên nhờ giúp đỡ. Trường hợp này theo hội viên trên nói thì nạn nhân bị điên đến nỗi bệnh viện trả về, từ chối điều trị nhưng sau một thời gian nhà cửa được sự can thiệp của các chuyên gia Phong thuỷ của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương tư vấn cho gia chủ cải tạo sửa chữa triệt để theo yêu cầu, tình hình đã thấy cải thiện rõ rệt, Trích nguyên văn lời hội viên Bigdog như sau : Hiện tình trạng của chủ nhà đã tiến triển rất nhiều. Từ chỗ bệnh viện Thanh Hoa ngừng điều trị Tây Y, chuyển qua Đông Y với ngầm hiểu là không cứu vãn được. đến nay chỉ sau hơn 1 tuần đã có thể đi chơi gần quanh xóm. Đã có thể nói chuyện vài ba câu đơn giản thể hiện sự phục hồi của não. Như vậy qua các dẫn chứng từ những thực tế khách quan trên thì ta có thể nhận thấy là về mặt lý thuyết Khoa Phong thuỷ có những mặt tương đồng với khoa học hiện đại. Bên cạnh đó về thực tế lại có những ứng dụng hết sức diệu kì mà khoa học ngaỳ nay vẫn chưa giải thích được. Điều này có thể bước đầu khẳng định môn Phong thuỷ có những giá trị không thể xem thường và những ứng dụng của nó còn vượt cả nhận thức của những khoa học Hiện đại Nếu đi sâu vào nghiên cứu những lí thuyết được coi là nền tảng của môn Phong thuỷ này thì ta cũng thấy được những lý thuyết này liên quan đến một tri thức cao cấp là Thiên văn học và hiệu ứng tương tác của từ trường trái Đất. III - Phong thuỷ và tri thức hiện đại A) Phong thuỷ và thiên văn học Những người am hiểu về Phong thuỷ cũng đều biết là lý thuyết khởi nguyên trong những ứng dụng của Phong thuỷ đều dựa vào Hà đồ và Lạc thư làm tiền đề rồi từ đó phát triển thành phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ví dụ như luận điểm của phương pháp Bát Trạch thì dựa vào Lạc thư phối hợp với Hậu Thiên bát quái làm nên tảng để phân ra các mệnh quái đối với từng loại người, rồi từ đó kết hợp với các quái Phương vị rồi luận cát hung, trong khi Phái Huyền Không thì lấy Lạc thư dùng để phi tinh đồng thời cũng kết hợp với Hà đồ và Tiên Thiên bát quái để luận đoán các cục vượng suy theo từng vận trình v.v. Mà Hà đồ và Lạc thư theo một số nhà nghiên cứu thì được tìm ra do sự quan sát của ngưòi xưa về sự chuyển dịch của các vì sao trên trời. 1 - Bản chất Hà Đồ: Hà đồ hoàn toàn không phải là do con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà và vua Phục Hy căn cứ vào các vòng xoáy trên người vẽ ra như cổ thư chữ Hán nhắc đến. Theo những công trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thì Hà Đồ chính là sự qui ước sự vận động có tính qui luật của ngũ tinh trong Thái Dương hệ. Điều này được mô tả như sau: Quan sát kỹ hình ảnh Hà đồ và thử quan sát bầu trời ta có thể thấy: Hàng tháng vào ngày 1, 6, 11 ,16, 21 ,26; hàng năm cứ vào tháng 1, tháng 6 thấy sao Thuỷ sắc đên xám ở Phương Bắc.( độ số 1 và 6) Hàng tháng vào ngày 2, 7 ,12, 17 ,22, 27; hàng năm cứ vào tháng 2, tháng 7 thấy sao Hoả sắc đỏ đậm ở Phương Nam.( độ số 2 và 7) Hàng tháng vào ngày 3, 8, 13, 18, 23, 28; hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 8 thấy sao Mộc Sắc xanh ở Phương Đông .( độ số 3 và 8) Hàng tháng vào ngày 4, 9, 14 ,19, 24 ,29; hàng năm cứ vào tháng 4, tháng 9 thấy sao Kim sắc đê trắng ở Phương Tây.( độ số 4 và 9) Hàng tháng vào ngày 5, 10, 15 ,20, 25 ,30; hàng năm cứ vào tháng 5, tháng 10 thấy sao Thổ sắc vàng đục ở giữa bầu trời (độ số 5 và 10). 2 – Bản chất Lạc thư. Quan sát kĩ hình ảnh của Tử vi viên và Thái vi viên sẽ thấy : Năm chấm trắng chính giữa chính là toà Ngũ đế gồm 5 ngôi sao trong Thái vi viên. Một chấm trắng chính giữa chính là sao Bắc thần, phương chính nam là chòm Thiên kỷ (gồm 9 sao), phương chính Tây chính là chòm Thất công( gồm 7 sao), Phương chính Đông gồm 3 sao trong chòm Câu trần. Bên phải là hai sao Hổ bôn, Bên trái là 4 sao Tứ phụ, bên phải Bắc Thần là chòm 6 sao Thiên trù, Bên trái Bắc cực là 8 sao của chòm Hoa cái. Có thể nói Lạc thư và Hà đồ là những đồ hình căn bản trong tất cả các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương trong đó có phong thủy. Điều này cho chúng ta thấy nguồn gốc thiên văn là một yếu tố cấu thành quan trong của môn phongv thủy. Như vậy chúng ta có thể thấy về cơ bản cội nguồn rất khoa học của Phong thuỷ chính là Thiên Văn học, vì dựa trên nguyên lý căn bản là những tri thức thiên văn học như đã trình bày ở trên. B) Phong thuỷ và hiệu ứng từ trường trái đất. Hiện tượng đầu tiên để minh chứng cho điều này chính là chiếc La kinh – một dụng cụ định hưởng cổ tương tự như La bàn hiện nay. Căn cứ sự đinh hướng của chiếc la kinh này và những nguyên lý căn bản từ tri thức thiên văn đã trình bày ở trên, tất cả mọi phương pháp ứng dụng của phong thuỷ được thực hiện dựa trên sự định hướng phương vị của la bàn. Hay nói cách khác: Phong thuỷ căn cứ vào hiệu ứng tương tác của từ trường trái Đất qua chiếc la kinh – tương tự như La bàn hiện nay. Kết luận: Có thể nói Khoa Phong thuỷ chính là sản phẩm sáng tạo của con người, nó được sớm hình thành cùng với sự phát triển của loài người từ xã hội sống quần cư đến xã hội văn minh, nó dựa vào các qui luận vận động khách quan và được tổng hợp lại bởi những tri thức của người xưa do đó nó có nhiều điểm tương đồng với các môn khoa học khác đặc biệt là những môn khoa học Hiện đại về xây dựng của Phương Tây. Thêm nữa với những nghiên cứu về Thiên văn học, ta cũng thấy rằng nền tảng lý thuyết cơ bản của Phong Thuỷ có liên hệ chặt chẽ tới môn khoa học cấp cao là Thiên văn học. Do đó việc nhìn nhận môn Phong thuỷ như một đới tương nghiên cứu của khoa học vì có đầy đủ những yếu tố đáp ứng cho một tiêu chí khoa học là một việc cần thiết nhằm phục vụ đời sống con người. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sách tham khảo : Tìm về cội nguồn Kinh Dịch tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.Xb 2002 Hà Đồ trong Văn minh Lạc Việt tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh Xb:2007. Phong thuỷ ứng dụng trong Kiến trúc hiện đại tác giả Trần Mạnh Linh Xb năm 2007. Các giải pháp kiến trúc hậu Việt Nam tác giả : Phạm Đức Nguyên chủ biên. Xb năm 1998. Việt Sử lược của tác giả Trần Trọng Kim.

Gốc rễ của Phong thủy
07/06/2023

Gốc rễ của Phong thủy

Phong thủy tốt nhất của đời người, không nằm ở chỗ chọn được địa thế tốt, không phải chỉ là sắp xếp đồ vật sao cho hợp lý, mà có một thứ còn quan trọng hơn rất nhiều… Theo nghĩa đen, “phong” là gió, “thuỷ” là nước. “Phong thuỷ” là một học thuyết có nguồn gốc từ thời cổ đại, chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến vận mệnh, phúc hoạ của đời người. Tuy nhiên câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn khác về phong thuỷ. Thế đất phong thủy từ xấu biến thành tốt Vương Dương Minh (1472 – 1529) tên thật là Vương Thủ Nhân, là một nhà chính trị, nhà triết học nổi tiếng của triều Minh. Triết học của Vương Dương Minh gọi là Dương Minh Tâm học, cho rằng Tâm là nguồn gốc của vạn sự vạn vật, chỉ có cứu trị nhân tâm mới có thể cứu vãn xã hội, mới có thể giải quyết những vấn đề hiện thực xã hội. Và “Tâm học” không phải thứ học vấn trên giấy mà là trí tuệ của thực tiễn. Ông là mẫu người “văn võ song toàn”, một đời cống hiến biết bao công trạng cho đất nước. Vương Dương Minh, thời bình thì nghiên cứu triết học, đèn sách, dựng lập nên “Dương Minh phái” có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước Á Đông, thời chiến thì thân hành dẫn binh dẹp loạn, dẹp thổ phỉ. Những năm cuối đời, Dương Vương Minh có tự mình tìm được một miếng đất ở sơn trang Lan Đình Tiên Hà phía ngoài thành Thiệu Hưng (Chiết Giang) để làm nơi an táng khi trăm tuổi. Miếng đất này ban đầu có vị trí không đẹp. Trước núi có 2 con sông nhỏ giao nhau đã ăn mòn chân núi bên phải, khiến cho phần đất bên trong trở nên quá hẹp. Nhiều thầy phong thuỷ cho rằng đó là thế đất không tốt, nhiều lần khuyên Vương Dương Minh bỏ đi. Nhưng ông không đồng ý, nhất quyết chọn đó làm nơi an nghỉ cuối cùng. Chẳng bao lâu sau, một ông lão sống trên núi nằm mơ thấy một vị thần tiên thân mặc áo bào đỏ, lưng thắt đai ngọc, đứng ở trên sông nói: “Ta muốn trả lại đường cũ cho con sông này“. Ngày hôm sau, mưa dông nổi lên, dòng nước tràn ra khiến con sông đổi hướng về bờ phía Nam. Phần đất mà Vương Dương Minh chọn bỗng dưng rộng thêm cả trăm dặm, trở thành một mảnh đất phong thủy cực tốt với thế lưng dựa đồi núi, tầm nhìn thoáng đãng. Mọi người thảy đều kinh ngạc, khen ngợi đức lớn của Vương Dương Minh có thể cảm động thần linh, thay đổi được thế đất phong thuỷ. Sau khi Vương Dương Minh qua đời cũng có chuyện lạ phát sinh. Trên đường bình định phản loạn trở về, ông bất ngờ qua đời ở Lâm An, Giang Tây. Người dân ven đường vây quanh linh cữu khóc lóc, đưa tiễn bậc đại nho. Đến Nam Xương, phải đi đường thuỷ về Chiết Giang, gió ngược chiều thổi suốt mấy ngày liền, thuyền không sao đi nổi. Người học trò tên là Triệu Uyên quỳ dập đầu trước linh cữu ông mà khấn rằng người thân và học trò ở Chiết Giang đều đang chờ đợi phu tử về. Vừa khấn xong, gió cũng đảo chiều, trở thành gió Tây, thuyền căng buồm, chỉ 6 ngày đã về đến Chiết Giang. Ai cũng cảm thán đại đức của Vương Dương Minh có thể cảm động trời đất cả lúc sống lẫn khi đã qua đời.   Phong thủy không lợi hại bằng thiện tâm Một thầy phong thủy đi qua một chặng đường rất dài, vô cùng khát nước. Cuối cùng trông thấy một trang viên, ông vội vàng đi tới xin chén nước. Một người hầu từ trong đi ra nói ông đợi ngoài cửa chờ mình đi lấy nước. Thầy phong thủy đợi thật lâu, trong lòng không khỏi phàn nàn. Cuối cùng, nước được đưa tới và đựng trong một chiếc bát. Ông đang định uống một miếng nước thật lớn, không ngờ trên mặt nước rắc nhiều cám và còn rất nóng. Thầy phong thủy tức giận, nghĩ rằng gia chủ này muốn hành hạ ông, tâm địa thật độc ác. Nhưng vì quá khát, ông chỉ có thể nén tức giận, vừa thổi cám gạo trôi đi, vừa làm cho nước nguội dần rồi uống từng chút một. Sau khi uống xong, thầy phong thủy liền giới thiệu một mảnh đất có phong thủy xấu cho gia đình đó nhằm trả thù. Một vài năm sau, thầy phong thủy lại đi qua trang viên này. Điều ông không ngờ chính là ở đây phong cảnh tươi đẹp, càng thêm thịnh vượng, một mảnh đất cát tường. Thầy phong thủy cảm thấy bối rối, yêu cầu được gặp chủ nhân để cho biết chuyện bát nước trước kia và tìm hiểu về phong thủy ở đây. Chủ nhân là một bà lão. Sau khi lắng nghe, bà mỉm cười và nói: “Trong phạm vi mấy km ở vùng này không có người, người đi đến đây nhất định phải đi rất xa, lập tức uống nước có hại đối với cơ thể. Cho anh chờ một lúc là vì để hơi thở của anh ổn định lại. Nước lạnh càng làm tổn hại thân thể, do đó thay bằng nước sôi, cho thêm cám là hy vọng anh uống chậm rãi, uống một miếng nước lớn có hại đối với cơ thể…” Thầy phong thủy nghe xong hết sức xấu hổ. Từ đó về sau, ông đã từ bỏ các loại phong thủy, chuyên chú tu hành bản thân. Bởi vì cuối cùng ông đã hiểu rằng tốt hơn phong thủy rất nhiều chính là thiện tâm, cao hơn phép thuật chính là nhân quả. Phong thủy lớn nhất đời người chính là thiện tâm Người xưa nói: “Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích“. Qua 2 câu chuyện cho người ta thấy rõ rằng phong thuỷ hoàn toàn phụ thuộc vào phúc đức của người ta chứ không phải chỉ là địa thế. Muốn có được phong thuỷ tốt, trước tiên phải biết tu dưỡng đạo đức. Phong thuỷ cũng giống như luật nhân quả, kẻ chuyên làm điều ác dù ở nơi có phong thuỷ tuyệt vời cũng hoá thành hiểm địa, người tốt dù phải sống ở vùng đất hung cũng lại gặp dữ hoá lành. Dưỡng phong thuỷ chi bằng dưỡng phúc đức, mải mê tìm ngôi đất quý cả đời chi bằng một đời hành thiện. Trong lý thuyết phong thuỷ, người ta hay nói về một trạng thái gọi là “tụ quang”, hội tụ ánh sáng. Phàm những người luôn ôm giữ lòng vị tha, luôn biết nghĩ đến người khác thay vì giành phần hơn cho mình thì mới có thể “tụ quang”. Biểu hiện trên gương mặt của “tụ quang” chính là nụ cười. Một nụ cười mãn nguyện, toả sáng có thể sưởi ấm cả một mùa đông giá lạnh. Miệng cười như hoa cũng chính là tướng mạo của người có phúc đức. Trái lại, khi thường xuyên nghĩ điều ác, làm chuyện xấu, trong lòng chất chứa đầy tâm oán hận, đố kỵ, ích kỷ thì người ta sẽ rơi vào trạng thái “tụ âm”. Âm khí tất nhiên là không tốt, là những loại vật chất bất hảo. Khí âm sẽ khiến gương mặt xám xịt, không còn sinh khí. Những người này cả một đời chắc chắn sẽ không thể gặp may mắn. Cái gốc làm người là Chân – Thiện – Nhẫn. Chân thành sống giữa đời bằng một trái tim đầy ắp thiện tâm và lòng kiên nhẫn cao cả, chắc chắn bạn sẽ nhận được phúc báo còn hơn cả tìm thấy đất có long mạch. Luôn chú trọng bồi dưỡng đạo đức, tu thân, tích đức, bạn sẽ có một loại phong thuỷ tốt nhất luôn mang theo bên mình vừa bảo vệ bản thân, vừa cải biến hoàn cảnh xung quanh. Đó mới thực là cái gốc của phong thuỷ đời người vậy.   KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 0932 957 999

Phong thủy là gì? Đừng mê tín
07/06/2023

Phong thủy là gì? Đừng "mê tín"

Phong thủy là gì? khái niệm phong thủy theo khoa học "đừng mê tín" Phần I. Định nghĩa về phong thủy là gì Khái niệm ý nghĩa thực sự theo khoa học Phong thủy có phải là chỉ gió và nước hay phong thủy là gì? Có những người định nghĩa Phong là Gió thủy là nước, hay gọi tách ra là Phong và Thủy là không chuẩn, tách ra không thể nói lên được toàn bộ ý nghĩa của bộ môn khoa học Phong thủy. Nếu tách rời hai từ ra để định nghĩa như thế thì nhiều từ tách rời ra Sẽ có ý nghĩa không liên quan gì đến từ được ghép lại, ví dụ như từ “Câu lạc bộ, vô tuyến điện, cổ kính” Phần II. Định nghĩa về phong thủy là gì Khái niệm ý nghĩa thực sự theo khoa học Thực ra phong thủy chỉ là nói liên một nửa ý nghĩa, nói đầy đủ phải là Phong thủy địa lý hoặc Địa lý phong thủy. Hiện nay phong thủy có những trường phái Loan Đầu và Khí hay Cảm xạ năng lượng… đều là kiến thức của Địa Lý, nhưng vì ít người học được những bộ môn này nên từ Thầy Địa Lý ít được biết đến. Thầy địa lý khi đi đến một khu nào đó có thể nhìn được long mạch và biết được cả khu dân cư đó thịnh hay suy, đứng ở ngoài đường có thể biết được nhà đó tốt xấu. Nhưng muốn xắp đặt vị trí và phương hướng của các bộ phận trong ngôi nhà phải học cách tính các hệ toán học Nhị phân – Ngũ hoàng – Thập phân trong Phong thủy. Như vậy Thầy phong thủy chỉ cần Thông thạo kiến thức trong sách là có thể làm được, nhưng Thầy địa lý phải có khả năng về Tâm linh, nhưng cũng phải học về địa hình địa thế. Nhưng một người giỏi thực sự phải giỏi cả hai bộ môn, lúc này gọi là Thầy Địa lý Phong thủy hoặc thầy phong thủy địa lý. Phần III. Định nghĩa về phong thủy là gì Khái niệm ý nghĩa thực sự theo khoa học Định nghĩa Phong thủy là tên đặt cho Một Lĩnh Vực khoa học phương đông, cơ sở khoa học của phong thủy là hệ toán học Nhị phân – Ngũ hoàng – Thập phân. Kết hợp kiến thức Phong thủy và Địa Lý con người có thể biết được quy luật của Thiên Địa Nhân để chỉ cho con người những nguyên lý xây dựng và tu tạo Dương Trạch và Âm Trạch được tốt nhất. Khi phân tích cơ sở khoa học của phong thủy, vạn vật trong vũ trụ đều được chia thành Âm và Dương, chính là hệ toán học nhị phân mà bây giờ quy định là số 0 và 1, hiện nay tất cả các thiết bị thông minh đều dùng hệ toán nhị phân: điện thoại – ti vi – máy tính… Phong thủy sau khi phân thành âm và dương, vạt vật đều được quy chiếu theo hệ Ngũ hoàng, đó chính là Ngũ hành, đơn giản nhất là Năm tháng ngày giờ sinh của một người đều được chia ra Thiên Can và Địa Chi có ngũ hành là gì, ngũ hành đó âm hay dương. Tiếp đến phong thủy áp dụng hệ toán học thập phân, chính là hệ cửu tinh luân chuyển theo Tam nguyên cửu vận. Phần IV. Định nghĩa về phong thủy là gì Khái niệm ý nghĩa thực sự theo khoa học Trong bộ môn phong thủy có 5 loại ngũ hành là kim thủy mộc hỏa thổ, mà lại đề cập đến gió là vì sao. Cặp từ Phong thủy với ý nghĩa là chỉ những hiện tượng là nhìn thấy như là nước và không nhìn là gió; nước là nhìn thấy được và chuyển thành hơi nước, các yếu tố ánh nắng, nhiệt độ, khí áp tạo thành gió mang hơi nước, rồi tạo ra mưa lại ngưng tụ thành nước. Mà cái nhìn thấy và không nhìn thấy con người đều cảm nhận được, đang tác động vào chúng ta hàng ngày. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết và trao đổi – biến đổi qua lại với nhau. Con người chúng ta ai Cái gì “nhìn – nghe – nếm – ngửi – sờ” thấy thì bảo có, còn không thì bảo là không có, rồi cho rằng là mê tín. Tôi xin ví dụ về những thứ có xung quanh ta mà chúng ta không thấy, mà 100 năm trước cho là mê tín: Xung quanh chúng ta có vài chục loại sóng Điện thoại – Truyền hình – Đài – Vệ tinh - wifi… trước đây nói ngồi đây 3 giây vừa nghe vừa nói vừa thấy người ở bên kia địa cầu, có mê tín không, có chứ; nhưng bây giờ thì không, chỉ bẳng điện thoại là làm được. Khi hút 1 điều thuốc là có khoảng 4000 chất bay quanh chúng ta mà lúc đầu thấy sau lại không thấy, đó là sự qua lại giữa thấy và không… Thông qua sự phân tích ở trên, để mọi người hiểu không thể tách từ Phong Thủy thành hai từ Phong và Thủy, hay định nghĩa rời rạc “phong là gió và thủy là nước” Phần V. Định nghĩa về phong thủy là gì Khái niệm ý nghĩa thực sự theo khoa học Phong Thủy gồm có: Dương Trạch và Âm Trạch, Dương Trạch không chỉ là nhà của người sống, Âm Trạch không chỉ là phần mộ của người chết; mà ý nghĩa bao gồm sự Huyền cơ Linh diệu giữa âm và dương trong bộ môn Phong thủy và Địa lý. Để 1 người mà giỏi cả 2 môn này rất hiếm. Thường là chỉ thấy thầy phong thủy xem nhà cửa, còn đa số mọi người đi xem các nhà ngoại cảm về Long mạch và Khí đất để làm phần âm liên quan đến Nhà và Mộ. Phong Thủy thực sự không chỉ đơn giản là Hướng Nhà Hợp tuổi hay không hợp và Màu Sắc theo ngũ hành hợp hay không. Theo tôi quan trọng hơn cả là sự cân bằng về âm dương và thế của một ngôi nhà. Trên mạng bây giờ hoặc các thầy đọc sách xem cho người chuẩn bị làm nhà như sau: Tuổi này hợp 4 hướng này, kỵ 4 hướng kia, phân ra đông tây tứ trạch. Ban thờ - bếp – giường – bàn quay về hướng tốt, WC - bể phốt đặt ở cung xấu. Rồi nhiều nhà cung xấu ở mặt tiền cũng bắt người ta phải đặt bể phốt ra trước nhà, hướng tốt ở sau nhà cũng bắt ban thờ quay ra đằng sau, như thế là không hiểu biết về phong thủy. Phần VI. Định nghĩa về phong thủy là gì Khái niệm ý nghĩa thực sự theo khoa học Phong thủy phổ cập hiện nay là phong thủy phái bát trạch, là một trường phái sơ cấp của phong thủy. Bất kể ai có trí tuệ khá, tôi chỉ cần dạy 3 ngày cũng có thể thông thạo phong thủy phái bát trạch. Quan điểm nhà hướng tốt xấu ở đây mới chỉ có nhìn nhận đánh giá theo một trường phái sơ cấp là phong thủy bát trạch. Nhưng kiến thức Cao cấp của phong thủy nằm ở các trường phái Loan Đầu, Huyền không, Tam hợp, dương trạch tam yếu, khí, tứ trụ… Mỗi trường phái phong thủy là chỉ là một chương mục trong tổng thể kiến thức Địa lý Phong thủy, cũng giống như một mảnh ghép nhỏ trong một bức tranh lớn mà thôi. Người hiểu biết nhiều về phong thủy chưa chắc đã làm Thầy phong thủy được; giống như người rất hiều biết về luật thì không thể đứng trước tòa bảo vệ cho người khác, vì không có bằng và chứng chỉ Luật sư. Nhưng làm sao để phân biệt Thầy phong thủy giỏi mới là điều quan trọng với mọi người. Mọi người hãy đọc bài “Thầy phong thủy như thế nào là giỏi” để hiều hơn nhé.     KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 0932 957 999

Lý giải thước lỗ ban theo khoa học kiến trúc và cách sử dụng chính xác
07/06/2023

Lý giải thước lỗ ban theo khoa học kiến trúc và cách sử dụng chính xác

  Thước lỗ ban là một trong những vật dụng không thể thiếu trong ngành xây dựng và thiết kế nội thất. Với những yếu tố phong thủy được ghi chú cẩn thận và tỉ mỉ, loại thước này giúp cho các kỹ sư cũng như thợ thi công thực hiện được công trình, sản phẩm dễ dàng và hợp phong thủy. Vậy chính xác gì thước lỗ ban là gì? Nguồn gốc của thước từ đâu? Làm thế nào để sử dụng thước chính xác nhất? Đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé! Nguồn gốc của thước lỗ ban Cái tên lỗ ban thực chất là tên của một bậc thầy về phong thủy. Ông tên là Lỗ Ban, sống ở Thời Xuân Thu của Trung Quốc. Ông cũng chính là ông tổ của nghề mộc. Lỗ Ban là người nước Lỗ, tên thật của ông là Công Du Ban (hay Công Du Tử). Có câu chuyện kể lại rằng ngày 7 tháng 5 năm 507 Trước Công Nguyên, vào buổi chiều hôm đó Lỗ Ban được sinh và kéo theo hiện tượng kỳ lạ là những con sếu tụ tập lại đồng thời hương thơm lan tỏa ở ngôi nhà đó. Người dân trong vùng biết đây là điềm lành, báo hiệu về một vị Thần chuyển sinh giáng thế. Thời Lỗ Ban còn trẻ, thay vì học đọc và viết như những học trò khác thì Lỗ Ban lại quan tâm đến các nghề thủ công mỹ nghệ. Năm 15 tuổi, ông đã theo học thầy Đoan Mộc. Sau khi tinh thông, ông đi nhiều nước và đề xuất mọi người phải tôn trọng nước Chu nhưng không ai nghe. Do đó, Lỗ Ban lui về ẩn dật ở phía nam của núi Đái Sơn. Mười ba năm sau, Lỗ Ban tình cờ ra khỏi núi và gặp Cựu Bao và nhận Cựu Bao làm thầy. Ông học điêu khắc và học vẽ từ thầy Cựu Bao. Với tinh thần cầu tiến và ham học hỏi, mong mỏi thay đổi văn hóa Trung Quốc, Lỗ Ban đã tinh thông rất nhiều kỹ năng như điêu khắc, làm mộc, chạm đá,… Đồng thời, ông cũng đã dạy nhiều học trò và sáng tạo ra nhiều công cụ làm thay đổi quan niệm thủ công sau này, một trong số đó chính là thước lỗ ban. Thước lỗ ban có nguồn gốc từ Trung Quốc, lấy theo tên của bậc thầy phong thủy Lỗ Ban Trong cuộc đời sự nghiệp của mình, Lỗ Ban cũng đã từng làm chức quan trọng bộ xây dựng. Ông được học trò nhiều nơi tìm đến học hỏi và trở thành kỹ sư xây dựng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Cấu tạo và ý nghĩa của thước lỗ ban Thực tế không chỉ có “Lỗ Ban xích” là được sử dụng trong ngành xây dựng và nội thất, các loại thước khác như thước Áp Bạch, thước Đinh Lan cũng được sử dụng tuy không nổi tiếng bằng. Cấu tạo của thước lỗ ban do Lỗ Ban sáng tạo ra ban đầu chỉ là một đoạn dài 42.9 cm. Trên đó có những vạch phân định ra khoảng cách tốt – xấu dựa trên kinh nghiệm sử dụng và kiến thức phong thủy của thầy Lỗ Ban. Từ nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và vạn vật, Lỗ Ban đã phân chia thước thành những khoảng biểu thị sự sinh tồn, phát triển, suy thoái của đời sống con người. Để dễ hiểu, mỗi thước lỗ ban có đơn vị và “thước”, ký hiệu một thước là L. Mỗi (L) bao gồm 8 cung bát quái và mỗi cung lại có ký hiệu, chữ  viết cho thấy vận mệnh của con người khi sống trong không gian đó. Ngoài ra lý giải khoa học về thước lỗ ban 52.2mm (đo kích thước rỗng) người ta cho rằng các phòng giống như các hộp rỗng, khi sóng âm đi qua các lỗ cửa có kích thước khác nhau sẽ tạo ra các bước sóng khác nhau và tác động trực tiếp đến con người cũng sẽ khác nhau. Lấy ví dụ như này cho dễ hiểu: căn phòng ví như thùng đàn gitar; còn các cửa đi cửa sổ giống như lỗ thoát âm của đàn. Thùng đàn guitar có tác dụng cộng hưởng, khuếch đại âm thanh, kích thước thùng đàn và lỗ thoát âm sẽ có tỷ lệ găn bó với nhau nếu thay đổi kích thước thùng đàn hoặc lỗ thoát âm sẽ cho ra âm thanh khác nhau hay hoạc không hay. Như vậy kích thước phòng hay kích thước cửa sẽ có một mối liên kết tỷ lệ với nhau người ta gọi là kích thước Lỗ Ban Khoa học phương đông là khoa học thực nghiệm (đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm nhiều thế hệ) các con số của thước Lỗ Ban cũng chỉ là dựa theo kinh nghiệm và các thử nghiệm của người tạo ra nó Ngày nay, vì thước lỗ ban nguyên thủy quá ngắn dễ dẫn đến sai sót nên người ta sản xuất ra thước có kích thước dài hơn. Tuy nhiên, ý nghĩa của thước vẫn không thay đổi. Để xây dựng một ngôi nhà hợp tuổi, hợp mệnh và đúng hướng vẫn chưa đủ mà còn phải có kích thước, thông số đúng phong thủy. Vì thế, cần phải sử dụng đến “Lỗ Ban xích” để xây nhà đúng kích thước phong thủy, cửa ra vào, cửa sổ không chạm phải cung xấu. Tương tự, một sản phẩm nội thất cũng cần phải có kích thước chuẩn theo thước lỗ ban để tránh phạm phải cung xấu, kiêng kỵ, tránh được tai họa. Các loại thước lỗ ban Hiện nay, “Lỗ Ban xích” có ba phiên bản được dùng với mục đích khác nhau như: – Thước Lỗ Ban 52.2cm: Dùng để đo khoảng thông thủy (cửa, cửa sổ…) – Thước Lỗ Ban 42.9cm (đo Dương trạch): Khối xây dựng (bếp, bệ, bậc thang, cầu thang,…) – Thước Lỗ Ban 38.8cm (đo Âm phần): Mồ mả, nội thất (bàn thờ, tủ thờ,…) Thước lỗ ban có 3 loại dùng để đo âm phần, dương trạch và thông thủy Ba loại thước này không được dùng lẫn lộn với nhau. Đồng thời, cần phải biết cách đọc chính xác để tránh gặp phải cung xấu. Cách đo thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của loại thước này cũng như cách sử dụng chính xác nhất, sau đây chính là hướng dẫn cách đo bằng thước lỗ ban. Trên một thước sẽ bao gồm nhiều vạch đỏ, mỗi vạch thuộc một cung và mang ý nghĩa tốt xấu khác nhau. Ví dụ như cung đăng khoa, nạp phúc,… là cung tốt, ngược lại tự tuyệt, thất thoát là cung xấu. Khi xây dựng nhà cửa, chế tác nội thất, người thi công sẽ dựa vào thước để biết được cung nào xấu mà tránh đi. Tuy vậy, dù là cung tốt cũng cần được sử dụng hợp lý chứ không thể dùng tràn lan. Ví dụ như xây nhà ở thì dùng các cung như: hỉ sự (ý nghĩa vui mừng), hút tinh (phúc đến), lục hạp (hòa thuận),… Xây công ty thì dùng cung: đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành), thuận khoa (thuận lợi),… Cửa hàng ăn uống thì dùng: đại cát, thêm đinh (thêm người),… Những gia đình neo con, ít người có thể dùng phòng ngủ có cung: hút tinh (phúc đến), thêm đinh (thêm người), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc),… Ngoài ra, còn có nhiều cung tốt nữa, chỉ cần dùng đúng cách thì bạn sẽ có được cuộc sống sung túc, thuận lợi. Có thể kết hợp thêm một số vật phẩm phong thủy thể tăng tính hiệu quả cho không gian sống. Ngược lại nếu đang gặp vấn đề trong cuộc sống thì bạn cũng nên xem lại các phần mộ, âm trạch, dương trạch, kích thước thông thủy xem đã đúng hay chưa. Cụ thể cách dùng các loại thước lỗ ban như sau: Thước lỗ ban 52.2: Đo kích thước rỗng (Thông Thuỷ) Thước này dùng để đo các lỗ rỗng trong nhà như khoảng thông thủy của cửa chính cửa phụ, cửa sổ, các lỗ thoáng, không gian giữa các tầng nhà,… kích thước rỗng này nằm trong không gian nhà ở giới hạn, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Một thước đo thông thủy có chiều dài được quy đổi thành: L = 0,52 mét. Mỗi mét có số đo là 0,065 m. Thước bao gồm 8 cung: Quý nhân – Hiểm hoạ – Thiên tai – Thiên tài – Phúc lộc – Cô độc – Thiên tặc – Tể tướng. Trong đó: – Cung Quý nhân mang ý nghĩa làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành với nhau, gia cảnh tốt, con cái hiếu thảo, thông minh. Cách tính cung quý nhân là: n x L + (0,15 đến 0,065) – Cung hiểm họa mang ý nghĩa trôi dạt tha hương, gia đình bị tán tài tán lộc, cuộc sống rơi vào túng thiếu, con cái mất nết, bất hiếu bất trung, gia đình có người hay đau ốm,… Cách tính cung hiểm họa: n x L + (0,07 đến 0,13). – Cung thiên tai thước lỗ ban có ý nghĩa dễ gặp ốm đau, chết chóc, bệnh tật quấn thân, mất tiền của, vợ chồng bất hòa, con gái dễ gặp nạn,… Cách tính cung thiên tai: n x L + (0,135 đến 0,195) – Cung thiên tài mang ý nghĩa may mắn tài lộc, con cái hiếu thảo, gia đọa an vui, sống thọ, năng tài đắc lợi. Cách tính cung thiên tài: n x L + (0,20 đến 0,26) – Cung phúc lộc giúp gia chủ gặp được phúc lộc, sung túc, nghề nghiệp phát triển, con cái thông minh, hiếu học, năng tài đắc lợi, gia đạo an ấm, yên vui. Cách tính cung phúc lộc: n x L + (0,265 đến 0,325) – Cung cô độc cho thấy gia chủ sẽ biệt ly, hao tài, hao của, hao người, con cái ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ và chết. Cách tính cung cô độc: n x L + (0,33 đến 0,39) – Cung thiên tặc phải cẩn thận gặp bệnh bất ngờ, tai bay vạ gió, tù ngục, kiện tụng, chết chóc,… Cách tính cung thiên tặc n x L + (0,395 đến 0,455). – Cung tể tướng biểu thị ý nghĩa gia đạo hanh thông về mọi mặt, may mắn bất ngờ, con cái tấn tài, có công danh sự nghiệp, sinh con quý tử. Cách tính cung tể tướng n x L + (0,46 đến 0,52) Lưu ý các chỉ số: + n = 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; … + L = 0,52 mét + Cung tốt bao gồm cung: Quý nhân – Thiên tài – Phúc lộc – Tể tướng   + Khoảng cách thông thủy là khoảng cách mà dòng nước có thể chảy qua được, không bị cản trở hay bị thay đổi dòng. Ví dụ muốn tính khoảng thông thủy của cửa chính, người ta sẽ căn cứ vào khoảng trống giữa hai bên của khuôn cửa và từ khung trên của cửa đến mặt sàn nhà để tính chiều rộng, chiều dài. Hay để xây dựng nhà và xác định chiều cao thông thủy của một phòng thì người ta sẽ căn cứ vào chiều cao từ mặt sàn đến dầm hoặc trần (nếu không có dầm), chiều rộng thông thủy căn cứ vào khoảng cách giữa các mép tường đối hiện hoặc khoảng giữa hai cột. Thước lỗ ban 42.9: Đo kích thước đặc (Dương trạch) Thước này dùng để đo kích thước phủ bì của một vật thể nhất định. Ví dụ như tường nhà, nội thất,… Thước có 8 cung bao gồm: Tài – Bệnh – Ly – Nghĩa – Quan – Kiếp – Hại – Bản – Cung tài nghĩa là tài đức (có tài có đức), báo khố (có kho quý), nghênh phúc (đón được những điều phúc) và đạt được 6 điều ưng ý. – Cung bệnh nghĩa là cát bệnh tật như: thoát tài (mất tiền), cô quả (cô đơn lẻ bóng), công sự (bị đưa đến cửa quan), lao chấp (gặp phải tù đày). – Cung ly nghĩa là xa cách gồm: thất thoát (mất mát), trưởng khố (phải cầm cố đồ đạc), Quan quỷ (công việc kém cỏi), kiếp tài (của cải mắc tài) – Cung nghĩa mang ý nghĩa đạt được điều hay lẽ phải, ý nghĩa tốt là thêm đinh (thêm người), quý tử (sinh con quý tử), đại cát (gặp nhiều điều hay), ích lợi (có lợi ích). – Cung quan bao gồm: thuận khoa (công danh thăng tiến), hoành tài (nhiều tiền), tiến ích (ích lợi tăng lên), phú quý (giàu sang) – Cung kiếp dễ gặp tai nạn như tử biệt (chết chóc), ly hương (bỏ quê bỏ nhà đi xa), thoái khẩu (mất người), tài thất (mất tiền). – Cung hại nghĩa là gặp phải những việc xấu như tai chi (tai nạn), tử tuyệt (chết chóc), khẩu thiệt (cãi nhau), bệnh lâm (mặc bệnh). – Cung bản nghĩa là gốc gồm các yếu tố tài chí (tiền tài đến), hưng vượng ( làm ăn phát đạt), đăng khoa (đỗ đạt), tiến bảo (được dâng của quý) Lưu ý: 4 cung tốt của Thước lỗ ban 42.9 là Tài – Nghĩa – Quan – Bản Khi đo đạc kích thước, người ta dùng hai loại thước: Thước có chiều dài mỗi cung 53,62 mm dùng để đo nhà còn thước có chiều dài mỗi cung 48,75 mm dùng để đo đồ nội thất. Đối với tính kích thước nhà, thì các cung được tính như sau: – Tài : n x L + (0,010 đến 0,053) – Bệnh : n x L + (0,055 đến 0,107) – Ly : n x L + (0,110 đến 0,160) – Nghĩa : n x L + (0,162 đến 0,214) – Quan : n x L + (0,216 đến 0,268) – Kiếp : n x L + (0,270 đến 0,321) – Hại : n x L + (0,323 đến 0,375) – Bản : n x L + (0,377 đến 0,429) + n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 … + L = 0,429 m Thước lỗ ban 38.8: Đo đồ vật trong âm trạch, đồ nội thất Thước có 10 cung, trong đó có 6 cung tốt và 4 cung xấu. Cung tốt ký hiệu màu đỏ và cung xấu màu đen.   – Cung đinh (con trai) gồm phúc tinh (sao phúc), đăng khoa (thi dỗ), tài vượng (tiền của đến), đỗ dạt (thi cử thành công). – Cung hại gồm họa chí (tai họa bất ngờ), khẩu thiệt (mang họa vì lời nói), tử tuyệt (đoạn tuyệt con cháu), lâm bệnh (bị mắc bệnh). – Cung vượng gồm hỷ sự (chuyện vui đến), tiến bảo (tiền của đến), thiên đức (đức của trời), thêm phúc (phúc lộc dồi dào). – Cung khổ gồm thất thoát (mất của), kiếp tài (bị cướp của), quan quỷ (tranh chấp, kiện tụng), vô tự (không có con nối dõi) – Cung nghĩa gồm đại cát (tốt lành), lợi ích (có lợi ích), thiên khố (kho báu trời cho), tài vượng (tiền của nhiều). – Cung quan gồm phú quý (giàu có), tài lộc (nhiều tiền của), thuận khoa (thi đỗ đạt), tiến bảo. – Cung tử gồm ly hương (xa quê hương), tử biệt (có người mất), thất tài (mất tiền), thoát đinh (con trai mất) – Cung hưng gồm đăng khoa (thi đỗ), quý tử (con ngoan), hưng vượng (giàu có), thêm đinh (thêm con cái) – Cung thất gồm cô quả (cô đơn), công sự (lên cửa quan), thoát tài (mất tiền), lao chấp (tù đày). – Cung tài gồm nghinh phúc (phúc đến), lục hợp (6 hướng tốt),tiến bảo, tài đức (có tiền đức). Cách tính các cung thước lỗ ban 38.8: – Tài : n x L + (0,010 đến 0,048) – Bệnh : n x L + (0,050 đến 0,097) – Ly : n x L + (0,100 đến 0,146) – Nghĩa : n x L + (0,150 đến 0,195) – Quan : n x L + (0,200 đến 0,240) – Kiếp : n x L + (0,245 đến 0,290) – Hại : n x L + (0,295 đến 0,340) – Bản : n x L + (0,345 đến 0,390) Lưu ý: + n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 … + L = 0,388 m ST KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 0932 957 999