Bổ trụ trong xây dựng không phải là một khái niệm mới, thậm chí đã có từ rất xa xưa nhưng do tên gọi này không được phổ biến nên vẫn có rất nhiều người băn khoăn bổ trụ là gì. Bổ trụ có tác động hay ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng công trình xây dựng? Mời bạn đọc cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây của Green HaNoi nhé!
Bổ trụ là gì?
Câu hỏi “Bổ trụ là gì” rất dễ trả lời đối với những người có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, có những người vẫn biết bộ phận này tồn tại trong công trình tồn tại ngoài thực tế nhưng lại không biết nó được gọi là “bổ trụ”.
Bổ trụ trong tiếng Anh được gọi là Complementary pillar, thực chất là một phần tường được xây lồi ra trước. Chúng trông khá giống những cây cột áp sát vào tường, nên còn có tên gọi khác là trụ đứng.
Ý nghĩa của việc bổ trụ
Từ khái niệm “bổ trụ là gì”, chúng ta đã nắm được tác dụng hết sức quan trọng của bộ phận này chính là để “bổ trợ” cho bức tường, giúp tăng thêm sự kiên cố, ổn định và vững chãi cho bức tường.
Mặc dù trong kết cấu chủ yếu là nhà bê tông cốt thép như hiện nay, tường không phải là cấu kiện chịu lực chính nhưng lại chịu tác động của môi trường ngoài một cách trực tiếp nhất. Điều đó có nghĩa là tường dễ chịu ảnh hưởng của tác động ngoại lực như sức gió, mưa giông bão lũ, nhiệt độ cao, trọng lực và các loại lực khác. Khi xây thêm phần bổ trụ sẽ giúp tăng khả năng chống chịu của tường trước các nhân tố này, tăng độ bền và tuổi thọ cho toàn bộ công trình.
Bổ trụ đã có nguồn gốc từ rất lâu đời từ trước, có thông tin là từ thời La Mã cổ đại. Cho tới ngày nay, mặc dù đã có nhiều phương pháp tiên tiến cũng như thông minh hơn trong xây dựng nhưng bổ trụ vẫn luôn giữ được vai trò quan trọng của nó. Ngược lại, bổ trụ còn được thiết kế và thi công theo những kiểu dáng mới mẻ và sáng tạo hơn, bắt nhịp cùng xu hướng kiến trúc hiện đại.
Quy định chung khi xây dựng và thiết kế bổ trụ
Bổ trụ cũng được xây từ gạch, nên cũng giống như tường xây, khi thiết kế và xây dựng bổ trụ cần phải tuân thủ theo các quy định về kết cấu gạch trong xây dựng công trình để đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm được chi phí xây dựng.
Một số quy định chung mà gia chủ nên tham khảo như sau:
- Trước tiên cần chú ý tới việc tiết kiệm xi măng khi thiết kế kết cấu gạch đá. Lời khuyên hữu ích là nên sử dụng các vật liệu địa phương.
- Tường ngăn nên sử dụng các loại vật liệu nhẹ như bê tông tổ ong, bê tông nhẹ…Đối với tường ngoài nên chọn các loại nguyên vật liệu có tính cách nhiệt cao.
- Kết cấu gạch đá và kết cấu gạch đá có cốt thép thì cần có lớp bảo vệ cốt thép để tường có khả năng chống chọi lại các tác động xâm thực của môi trường cũng như các tác động cơ học khác.
- Lưu ý phải đảm bảo được độ bền và độ ổn định của kết cấu gạch đá và kết cấu gạch đá cốt thép trong quá trình di chuyển và sử dụng.
- Mỗi một địa phương có phương pháp sản xuất vật liệu khác nhau nên cả trong quá trình thiết kế & thi công đều phải năm được để tìm ra phương án thi công phù hợp nhất.
Nguyên tắc xây tường và bổ trụ khoa học
Một bức tường được xây lên từ gạch và vữa xây trông thì có vẻ đơn giản, nhưng để bức tường có thể làm đúng vai trò của nó mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ thì vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định về chọn gạch xây, trộn vữa..và đối với bổ trụ cũng vậy.
Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ khi xây tường gạch:
- Trước hết về cách chọn gạch xây: viên gạch cần có các góc cạnh vuông vắn, sắc nét. Có thể đập vỡ một viên gạch, nếu nó vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ thì đó là loại gạch kém chất lượng. Hoặc có thể ngâm thử gạch trong nước trong 24 giờ, nếu sau 24 giờ mà trọng lượng gạch lớn hơn 15% so với trọng lượng ban đầu thì không nên sử dụng loại gạch này.
- Khi xây, gạch phải được xây thành từng hàng phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây; hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải lớn hơn hoặc bằng 170 vì khối xây chịu lực nén là chính.
- Lưu ý quan trọng nhất khi xây tường là không được xây trùng mạch. Các mạch vữa đứng của tường xây liên tiếp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch theo cả phương ngang và dọc của tường.
- Các mạch vữa theo phương ngang và phương dọc của tường phải tạo thành góc vuông.
Vậy đối với bổ trụ thì sao? Ngoài các nguyên tắc chung cho tường phía trên, chúng ta cần lưu ý thêm một số điểm quan trọng khác.
Trong phần “bổ trụ là gì” ở phía trên, chúng ta đều đã hiểu bổ trụ có vai trò gia tăng sự kiên cố & chắc chắn cho tường xây, cho nên càng không thể coi nhẹ những nguyên tắc khoa học khi thiết kế và xây dựng phần này.
Bổ trụ thường được bố trí cho những bức tường đứng độc lập hoặc những bức tường có chiều dài lớn. Theo tiêu chuẩn xây dựng tường thì cần bố trí bổ trụ trong khoảng L = 1-2H, tức là đảm bảo chiều dài của tường nằm trong khoảng 1-2 lần chiều cao của tường. Nếu không có tường vuông góc thì cần tăng cường trụ đứng trong khoảng 2,4-3m. Chú ý phần chân tường nên dùng bê tông.
Cách xây dựng bổ trụ
Hiện nay có rất nhiều cách bố trí bổ trụ cho tường xây, cụ thể có các phương án như sau:
- Đầu tường có cột thì nên bố trí trụ cột thêm ½ viên gạch.
- Phần cột giữ tường thì sắp xếp xen kẽ ¾ viên gạch tới ½ viên rồi lại tới ¾ viên.
- Ở phần giao nhau với gạch Block bố trí ¼ viên gạch.
- Vị trí tường giao nhau bố trí liên kết giữa ½ viên gạch với nhau.
Trên thực tế cho thấy các bức tường được bố trí bổ trụ lúc nào cũng có độ bền và tuổi thọ cao hơn vượt trội, giúp tránh được các tác động mạnh và mang lại sự an toàn cao hơn.
Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài.
KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG
Liên hệ để được tư vấn miễn phí:
0832.37.37.37 - Mr. Linh
0932 957 999 - Mr. Tuấn