Công nghệ thi công Top-down (Top-down construction method) là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp truyền thống - thi công từ dưới lên. Hiểu một cách đơn giản, nếu với phương pháp truyền thống đào mở thông thường, nhà thầu thi công sẽ phải hoàn thành đào hố móng đủ độ rộng và sâu theo thiết kế, rồi từ đáy hố móng thi công BTCT (bê tông cốt thép) các tầng hầm. Trong khi đó, phương pháp Top-down được thực hiện theo quy trình ngược lại. Bắt đầu từ “cốt không” của công trình (tức là cao độ mặt nền hoàn thiện của tầng trệt công trình nhà), nhà thầu thi công BTCT trần của tầng hầm thứ nhất đồng thời là sàn của tầng nổi (tầng trệt). Trên sàn của tầng này, nhà thầu chừa lại một khoảng để từ đây, thiết bị chuyên dụng bắt đầu đào sâu xuống lòng đất, đến hết cao độ của tầng hầm thứ nhất. Thiết bị đào tiếp tục được đưa xuống hố móng, đào tiếp khu vực bao quanh hố móng trước. Đào đến đâu, đưa lồng thép xuống rồi tiến hành đổ bê tông tường vây. Tường này có tác dụng bảo vệ hố móng không bị sạt trượt bùn đất bởi lực tác động ngang, giảm nguy cơ gây sụt lún đối với các công trình xung quanh và chống nước ngấm thấm ngang trong quá trình thi công, đồng thời chính là tường bao của tầng hầm sau này. Sau khi có tường vây vững chắc, hố móng tiếp tục được đào rộng ra hết diện tích thiết kế, sau đó mới tiến hành thi công bê tông sàn của tầng hầm thứ nhất (trần của tầng hầm thứ hai). Quy trình được lặp lại tương tự ở tầng hầm thứ hai, tầng thứ ba,... Trong công nghệ thi công Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt không) và móng của công trình, vừa thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân (bên trên cốt không - trên mặt đất). Như vậy, phương pháp Top-down có quy trình xây dựng như sau: Xây dựng tường vây - để chống đỡ bên hông của tầng hầm, ngăn sạt lở đất, chống thấm nước; Khoan cọc nhồi - khoan cọc đến độ sâu thiết kế, đổ BTCT cọc đến cao độ đáy tầng hầm; Lắp đặt Kingpost - thanh thép chịu lực tạm thời trong quá trình thi công tầng hầm; Đổ BTCT sàn tầng trệt dựa trên hệ thống Kingpost chịu lực; Đào đất để tiếp tục làm tầng hầm B1, sau đó là những tầng hầm tiếp theo và móng nhà, song song đó là xây từ tầng trệt lên các tầng lầu trên cao. Các thanh Kingpost được đổ BTCT bọc xung quanh trở thành cột chống đỡ cho tòa nhà. Nguồn: Lê Hoài Việt (2012), Một sáng tạo nhỏ trong xây dựng tầng hầm nhà cao tầng, Trần Thế Hưởng chấp bút Đối với nhà ở cao tầng, theo công nghệ Top-down, tầng hầm được thi công bằng cách thi công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Tường vây thi công theo công nghệ cọc nhồi BTCT tới cốt mặt đất tự nhiên hoặc cốt tầng trệt (cốt không). Trong trường hợp hệ tường vây được thi công tới mặt đất tự nhiên thấp hơn cốt nền tầng trệt thì, thay vì thi công Top-down ngay từ tầng trệt, có thể bắt đầu thi công Top-down từ mặt nền tầng hầm thứ nhất (sàn tầng hầm đầu tiên), bên dưới mặt đất. Khi đó, tầng hầm thứ nhất được thi công bằng phương pháp từ dưới lên (bottom-up) truyền thống, phần tường vây trên đỉnh có nhiệm vụ như hệ tường cừ giữ thành hố đào. Trường hợp này cũng có thể gọi là bán Top-down hay “Sơ mi” Top-down (Semi-top-down). Nguồn: Nguyễn Ngọc Nguyên, Trần Trung Hiếu (2015), Nghiên cứu phương pháp thi công Semi-top-down sử dụng cừ thép để chống đỡ hố đào tầng hầm, Tạp chí Giao thông vận tải điện tử Một số ưu và nhược điểm của phương pháp thi công tầng hầm theo công nghệ Top-down: (1) Ưu điểm: Các vấn đề về mặt bằng và tiến độ thi công - không cần diện tích đào móng lớn hoặc đỡ tốn chi phí phải làm tường chắn đất độc lập; Tiến độ thi công nhanh - khi đang làm móng và tầng hầm vẫn có thể đồng thời làm phần trên được để tiết kiệm thời gian; Không cần dùng hệ thống chống tạm (Bracsing system) để chống đỡ vách tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm, không phải chi phí cho hệ thống phụ. Hệ thanh chống tạm này thường rất phức tạp, vướng không gian thi công và rất tốn kém. Chống vách đất được giải quyết triệt để vì dùng tường và hệ kết cấu công trình có độ ổn định cao. Không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha cho kết cấu dầm sàn vì thi công trên “mặt đất”; Các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm,...) - trong đô thị thường có nhiều công trình cao tầng, nếu thi công đào mở (open cut) có tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm, điều này dẫn đến việc thường không đảm bảo cho các công trình cao tầng kề bên (dễ xảy ra hiện tượng trượt mái đào, lún nứt,...), phương án thi công Top-down giải quyết được vấn đề này; Khi thi công các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt nên giảm ảnh hưởng của thời tiết. (2) Nhược điểm: Kết cấu cột tầng hầm phức tạp; Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công; Thi công cần phải có nhiều kinh nghiệm; Thi công đất trong không gian kín khó cho cơ giới hóa; Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động; Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo. Công nghệ Top-down được ứng dụng cho các nhà ở thường có một vài tầng hầm để làm tầng kỹ thuật, chứa đựng máy móc thiết bị, hệ thống kỹ thuật và xử lý (bể nước thô, hệ thống bơm nước, thiết bị lọc, bể nước sạch, hệ thống bể chứa phế thải và xử lý, hệ thống biến áp và tủ điều khiển, tủ phân phối điện,...), làm kho chứa hàng hóa, vật liệu và garage ô tô,... Về góc độ chịu lực, tầng hầm giúp công trình đỡ bớt tải nền đất phía trên, đưa trọng tâm công trình thấp xuống, giúp công trình chịu lực ngang của gió, bão, động đất tốt hơn. Nguồn: Kiến trúc nhà ở - Hiểu biết & Thiết kế qua minh họa - KTS. Trần Minh Tùng Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 - Mr. Linh 0932 957 999 - Mr. Tuấn
Diện tích đất: 800m2 Chi phí thi công: 2 tỷ Địa điểm: Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Tổng diện tích sàn: 180m2 Diện tích xây dựng: 90 m2 Loại công trình: Biệt thự Năm thiết kế: 2022 Khởi công: 2023 Diện tích sử dụng 260m2, thiết kế phong cách Kiến trúc Tân cổ điển. Không gian các phòng đều có ánh sáng tự nhiên và lấy gió trực tiếp từ bên ngoài vào. Công năng trong nhà gồm Sân để xe, sân vườn, phòng khách, bếp + ăn, 3 phòng ngủ, phòng làm việc, phòng thờ, sân thượng. Biệt thự vườn bởi Táo đỏ Holdings 2023
Diện tích đất: 1000m2 Chi phí thi công: 3 tỷ Địa điểm: Nghệ An Tổng diện tích sàn 600 Diện tích xây dựng: 300 m2 Loại công trình: Biệt thự Năm thiết kế: 2019 Diện tích sử dụng 300m2, thiết kế phong cách Kiến trúc biệt thư Pháp. Không gian các phòng đều có ánh sáng tự nhiên và lấy gió trực tiếp từ bên ngoài vào. Công năng trong nhà gồm sân vườn rộng, phòng khách, bếp + ăn, 6 phòng ngủ, phòng làm việc, phòng tập gym, phòng thờ, sân thượng. Biệt thự phố thiết kế bởi Táo đỏ Holdings 2019 Khởi công năm 2019
TẤT CẢ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRƯỚC KHI LÀM NHÀ (tại Nghệ An cũng như các tỉnh thành khác) Khi chuẩn bị làm nhà nhiều bạn còn rất lúng túng và ngại ngần về các thủ tục hành chính như: xin cấp phép xây dựng, ký hợp đồng cấp điện nước, thuê vỉa hè tập kết vật liệu….đây là những thủ tục bắt buộc và cần thiết. Tuy nhiên nếu nắm rõ quy trình và các yêu cầu thì các thủ tục hành chính cũng không quá rườm rà, mất nhiều thời gian và tốn kém. Táo đỏ Holdings xin hướng dẫn chi tiết cho các bạn các yêu cầu và hồ sơ cần thiết khi đi đến các cơ sở hành chính để xin phép và làm hợp đồng, giai đoạn nào thì phải thuê dịch vụ giai đoạn nào tự làm được chi phí ra sao..! Theo đó, hồ sơ bao gồm: (theo điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD). 1. Chuẩn bị sổ đỏ bản gốc và sổ đỏ photocopy công chứng: 10 bản 2, Chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm: – 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất photo công chứng. – 1 CMND chủ sở hữu photo công chứng. – 02 Bản vẽ do đơn vị thiết kế có chứng chỉ hành nghề. – Giấy phép kinh doanh của công ty tư vấn thiết kế Photo công chứng 01 bản – Chứng chỉ hành nghề của người thiết kế photo công chứng 01 bản (cái này chỉ yêu cầu với nhà 3 tầng hoặc diện tích sàn sử dụng trên 200m2 trở lên) – Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của đơn vị thiết kế photo công chứng 01 bản – chi phí đoạn này hết 80.000 VNĐ – Đối với bản vẽ xin phép xây dựng nếu đã thuê đơn vị tư vấn thiết kế thì yêu cầu họ làm còn nếu chưa có đơn vị thiết kế thì bạn thuê họ làm bản vẽ xin phép xây dựng chi phí thuê tùy công trình và yêu cầu tuy nhiên nằm trong khoảng từ 2 triệu đến 6 triệu cho nhà phố từ 2 tầng đến 4 tầng (đơn giá thị trường 2017). – Chủ nhà phải mang lên tổ 1 cửa UBND Quận và nhận giấy hẹn, thông thường nếu không chỉnh sửa gì sau 3 ngày có người đến kiểm tra đất, sau 10 đến 15 ngày thì có giấy phép. Tới ngày ghi trong giấy hẹn, qua tổ 1 cửa nhận Giấy phép xây dựng kèm 1 bộ bản vẽ Hồ sơ xin phép xây dựng đã được phê duyệt. 3. Thuê vỉa hè để tập kết vật liệu (cỡ 8.000 đến 20.000 VNĐ/m2/tháng) thuê hết vỉa hè phía trước cỡ 20m2 thuê trong 3 tháng là được ! + Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông + Giấy cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; + Sơ đồ vị trí Nộp tại tổ 1 cửa UBND, cỡ 2 đến 3 ngày là có. 4. Làm lễ động thổ (cái này không biết có gọi là thủ tục hành chính âm không?) nhưng tùy từng địa phương mà phong tục khác nhau bày bàn cúng khác nhau… Nhưng đoạn này nên làm trước khi họ qua bàn giao mốc đất vì mình phải động thổ trước họ mà. 5. Gọi đơn vị thực địa hoặc địa chính đến cắm mốc cho chính xác đỡ phiền hà và tranh chấp sau này. Nếu đất thuộc khu quy hoạch mới cần liên hệ với ban quản lý dự án để xin định vị mốc đất, Nếu đất đã có nhà liền kề khu quy hoạch cũ kiểm tra lại kích thước đất các chiều xem có đúng với sổ đỏ không, nếu sai sót cần báo với phòng địa chính quận để đến đo đạc kiểm tra lại Yêu cầu hồ sơ: – CMND chủ đất photo công chứng 02 bản – Giấy phép xây dựng photo công chứng 1 bản – Sổ đỏ photo công chứng 1 bản – Không mất phí nhé Họ sẽ nhận hồ sơ lấy số điện thoại và hẹn ngày qua khu đất đo đạc và bàn giao mốc đất cho mình thông thường chỉ hẹn từ 2 đến 3 ngày.Họ sẽ đóng cho mình ít nhất 6 cái cọc (kể cả đất vuông 5x20m) để biết chính xác đất của mình. 6. Ký hợp đồng cấp điện (Xin cấp điện nước để chuẩn bị thi công): -1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất photo công chứng -1 bản photo giấy phép xây dựng mang lên điện lực Quận nộp và được hướng dẫn thời gian đến lắp điện từ 2 ngày đến 3 ngày và không mất phí, nếu nhà bạn có kinh doanh mà tiêu thụ nhiều điện cần chú ý yêu cầu họ lắp đặt aptomat cao hơn (Họ lắp loại 40A cho nhà ở bình thường). 7. Ký hợp đồng cấp nước: – 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất photo công chứng – 1 CMND photo – 1 bản photo giấy phép xây dựng mang lên chi nhanh cấp nước Quận và được hướng dẫn thời gian đến lắp đặt từ 2 ngày đến 5 ngày, lắp đặt miễn phí. Phải có mặt lúc họ lắp đặt để chỉ xem lắp bên phải hay bên trái lô đất. Trên đây là một số tủ tục hành chính bắt buộc và cần thiết phải làm trước khi làm nhà. Nếu bạn chưa có đơn vị thiết kế cũng như vẽ bản vẽ xin phép xây dựng tại. hãy liên hệ với Táo đỏ Holdings để được tư vấn tận tình nhé, với bản vẽ chính xác và hiểu rõ về quy trình xin phép xây dựng mới, xin phép cải tạo nhà, xin phép cải tạo mặt tiền, xin phép quảng cáo… sẽ giúp quá trình xin phép được nhanh hơn và không gặp trở ngại gì trong quá trình thi công. Chúc bạn có một ngôi nhà như ý trước khi làm nhà từ 3 đến 6 tháng nên bỏ ra một số tiền thuê một đơn vị tư vấn thiết kế để lên bản vẽ trước nếu là đơn vị chuyên nghiệp sẽ tiết kiệm cho bạn chi phí xây dựng rất nhiều hơn số tiền thuê vài lần do bản vẽ chính xác không phải đập đi xây lại, không có sai sót giữa thợ xây, cửa, điện, nước, sơn…, giảm phát sinh đáng kể vì được quản lý ngay từ đầu. Quá trình tính toán bằng máy móc chính xác tiết kiệm về kết cấu và vật liệu, còn được giám sát tác giả tốt hơn cho những chủ nhà còn trẻ chưa có kinh nghiệm làm nhà. Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37 0932 957 999
T . A F u l l h o u s e Diện tích đất: 140m2 Chi phí thi công: 2 tỷ 2 Địa điểm: Phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Tổng diện tích sàn: 300m2 Diện tích xây dựng: 140 m2 Loại công trình: Nhà phố Năm thiết kế: 2023 Khởi công: 2023 Diện tích sử dụng 280m2, thiết kế phong cách Kiến trúc hiện đại. Không gian các phòng đều có ánh sáng tự nhiên và lấy gió trực tiếp từ bên ngoài vào. Công năng trong nhà gồm Sân để xe, sân vườn, phòng khách, bếp + ăn, 3 phòng ngủ, phòng làm việc, phòng thờ, sân thượng. Biệt thự phố thiết kế bởi Táo đỏ Holdings
Đang cập nhật bài viết