Tất cả tin tức

T H E   H O A   V I L L A - Nội thất
09/11/2023

T H E H O A V I L L A - Nội thất

  THE HOA VILLA - Khu đô thị Đông Vĩnh l Dự án Thiết kế ngoại thất và thi công nội thất đến từ Táo Đỏ Holdings Diện tích đất: 165m2 Diện tích xây dựng: 110m2 và 54m2 sân vườn Quy mô: 3 Tầng Phong cách: Hiện đại Chủ trì thiết kế: Kts Arc Hoangmanh Địa điểm xây dựng: phường Đông Vĩnh - Tp Vinh

T . A F u l l h o u s e - Nội thất
09/11/2023

T . A F u l l h o u s e - Nội thất

  𝗧 . 𝗔 𝗛 𝗢 𝗨 𝗦 𝗘 l Dự án Thiết kế ngoại thất và thi công nội thất đến từ Táo Đỏ Holdings Diện tích đất: 140m2 Diện tích xây dựng: 120m2 & 20m2 sân vườn Quy mô: 3 Tầng Phong cách: Hiện đại Chủ trì thiết kế: Kts Arc Hoangmanh Địa điểm xây dựng: Phường Hà Huy Tập - Tp Vinh

T H E   H O A   V I L L A
22/09/2023

T H E   H O A   V I L L A

T H E   H O A   V I L L A Diện tích đất: 165m2 Địa điểm: khu đô thị Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Tổng diện tích sàn: 300m2 Diện tích xây dựng: 110 m2 Loại công trình: Nhà phố Năm thiết kế: 2023 Khởi công: 2023 Diện tích sử dụng 351m2, thiết kế phong cách Kiến trúc hiện đại. Không gian các phòng đều có ánh sáng tự nhiên và lấy gió trực tiếp từ bên ngoài vào. Công năng trong nhà gồm Sân để xe, sân vườn, phòng khách, bếp + ăn, 3 phòng ngủ, phòng thờ, sân thượng. Thiết kế thi công bởi Táo đỏ Holdings

J&Hangboss's Tiny House
31/08/2023

J&Hangboss's Tiny House

    J & H A N G B O S S  T I N Y  H O U S E Diện tích đất: 140m2 Chi phí thi công: 1 tỷ Địa điểm: Phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Tổng diện tích sàn: 140m2 Diện tích xây dựng: 70 m2 Loại công trình: Nhà vườn nhỏ Năm thiết kế: 2023 Khởi công: 2023 Diện tích sử dụng 140m2, thiết kế phong cách Kiến trúc hơi hướng Indochine. Không gian các phòng đều có ánh sáng tự nhiên và lấy gió trực tiếp từ bên ngoài. Công năng trong nhà gồm Sân để xe, sân vườn, phòng khách, bếp + ăn, 4 phòng ngủ, phòng làm việc, phòng thờ. Không gian được tối ưu hóa nhưng công năng hoàn thiện đảm bảo cho Gia đình 6 người-3 thế hệ sử dụng. Thiết kế thi công bởi Táo đỏ Holdings

ĐỔ BÊ TÔNG GẶP TRỜI MƯA XỬ LÝ THẾ NÀO - GIA CHỦ CẦN BIẾT
08/08/2023

ĐỔ BÊ TÔNG GẶP TRỜI MƯA XỬ LÝ THẾ NÀO - GIA CHỦ CẦN BIẾT

Đổ bê tông vào mùa mưa chính là nỗi ám ảnh của hầu hết nhà thầu bởi nếu không may đổ đúng vào ngày mưa lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác đổ bê tông, đặc biệt là chất lượng bê tông sau khi đổ, nếu không được xử lý cẩn thận sẽ phải đập đi và đổ lại gây tổn thất chi phí vô cùng nặng nề. Tuy nhiên thời tiết là yếu tố “thiên biến vạn hóa” không ai có thể lường trước được, vì vậy trước khi đổ bê tông cần có công tác chuẩn bị thật kỹ lưỡng đề phòng trường hợp đổ bê tông gặp trời mưa. Vậy trong trường hợp đang đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi trên nhé. Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông Xây là là chuyện vô cùng quan trọng, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ tài chính, tìm được nhà thầu uy tín thì mọi công tác chuẩn bị trong toàn bộ quá trình thi công cũng cần được sát xao để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất. Trong đó đổ bê tông là một công tác vô cùng quan trọng, cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi đổ bê tông. Dưới đây là công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông. Xem thầy phong thủy trước khi đổ bê tông Nếu bạn cho rằng xem phong thủy trước khi đổ bê tông là không cần thiết thì suy nghĩ đó hoàn toàn sai. Bởi có thờ có thiêng, có kiêng có lành, đây là cách mà ông cha ta đã áp dụng qua nhiều đời. Xem phong thủy hay chính là xem ngày, giờ đẹp để quá trình đổ bê tông diễn ra một cách thuận lợi. Một điều nữ là khi đổ bê tông mà trời mưa nhỏ một chút cũng không ảnh hưởng gì nhiều bởi  “Sơn quản nhất đinh, thuỷ quản tài” bởi theo phong thủy nó mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Chỉ cần kiểm soát tốt quá trình đổ cũng như các phương án thoát tiêu nước thì đổ bê tông mà gặp trời mưa là điều không có gì đáng ngại. Xem dự báo thời tiết trước khi đổ bê tông Đây là điều quan trọng mà gia chủ không thể bỏ qua trước khi đổ bê tông bởi dự báo thời tiết tuy không thể chính xác đến 100% nhưng cũng tương đối chính xác để chúng ta có sự chuẩn bị cũng như biện pháp xử lý khi đổ bê tông mà gặp trời mưa. Trong trường hợp nếu dự báo thời tiết mưa quá lớn mà không chuẩn bị được các biện pháp phòng tránh thì nên rời ngày đổ bê tông sáng một ngày khác để đảm bảo quá trình đổ bê tông không gặp bất kỳ sự có gì khi trời đổ mưa. Chuẩn bị phương án chống ngập trước khi đổ bê tông Như đã nói ở trên, mặc dù thời tiết là việc chúng ta có thể dự báo được nhưng không thể nào chính xác hoàn toàn, có nhiều trường hợp đã xem dự báo thời tiết nhưng đến khi đổ bê tông trời lại đổ mưa rất lớn, vì vậy với bất kỳ trường hợp xấu nào xảy ra chúng ta cần có những phương án xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến công tác, chất lượng và chi phí khi đổ bê tông.  Che bạt bê tông khi gặp trời mưa Trong công tác chuẩn bị phương án chống ngập bao gồm cả chuẩn bị phương tiện chống ngập. Cần đảm bảo hệ thống thoát nước nhanh chóng, tránh ứ đọng nước phần bê tông. Yêu cầu chuẩn bị bạt tấm lớn để có thể che chắn kịp thời nếu mưa lớn và kéo dài. Trong trường hợp đang đổ bê tông gặp trời mưa thì xem xét tình hình thực tế, mưa vừa kéo dài khoảng 1-2 tiếng thì có thể che chắn bạt, trời tạnh sẽ thi công tiếp. Tuy nhiên nếu lượng mưa quá lớn, kéo dài hơn thì nên dừng thi công để đảm bảo tính an toàn cho công trình và nhân công. Ngoài ra quá trình chuẩn bị cũng đảm bảo các biện pháp an toàn khi thi công trong điều kiện thời tiết xấu như vậy có thể bị chập điện, ngập úng đường vận chuyển bê tông làm ảnh hưởng tới quá trình đổ. Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào Ở trên chúng tôi đã nói về công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông để đảm bảo rằng khi trời mưa vẫn có thể xử lý và khắc phục kịp thời. Trên thực thế, khi bổ bê tông gặp trời mưa xử lý như thế nào còn phải xem xét tình hình thực tế để đưa ra những xử lý phù hợp, kịp thời tránh làm ảnh hưởng tới bê tông sau khi đổ. Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào Đánh giá lượng mưa Như chúng ta đã biết, khi đổ bê tông nếu trời mưa nhỏ lay bay thì không ảnh hưởng gì đến quá trình đổ bê tông, ngược lại điều này là hoàn toàn tốt theo phong thủy nhưng ngược lại, trời mưa lớn, kéo dài từ 1 – 2 giờ đồng hồ thì nên che bạt, sau đó tạnh mưa thì có thể thi công tiếp.  Một lưu ý quan trọng mà chủ nhà nhất định không thể bỏ qua là phải đo cường độ bê tông sau khi mưa tạnh xem bê tông có đạt cường độ tốt nhất là 25 daN/cm2  hay không, nếu không phải đợi cho đến khi đạt chuẩn mới được đổ tiếp.   Xử lý mạch ngừng bê tông. Trong quá trình đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào thì chúng ta cần quan tâm đến xử lý mạch ngừng bê tông. Mạch ngừng là chỗ gián đoạn trong thi công bê tông được bố trí ở những nơi nhất định, Khi đổ bê tông gặp trời mưa phải dừng lại thì vị trí dừng lại đó chính là mạch ngừng bê tông trong trường hợp này. Vì vậy trước khi đổ bê tông khi trời tạnh mưa cần đảm bảo lớp bê tông trước đó đã đông cứng. Khi đang đổ bê tông gặp trời mưa lớn không được dừng lại luôn mà phải tạo mạch ngừng phẳng, vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu. Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào thì cần được xử lý mạch ngừng tốt, sau đó cần lưu ý khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì phải đảm bảo 2 lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Dưới đây là một số biện pháp thi công mạch ngừng bê tông chuẩn kỹ thuật. Trước khi đổ bê tông mới cần đảm bảo lớp bê tông cũ được vệ sinh sạch sẽ và tưới nước xi măng lên bề mặt. Xử lý bề mặt bê tông cũ bằng cách đánh sờn, đục bỏ hết những phần không đạt chất lượng, sau đó cũng tưới nước xi măng. Với các mạch ngừng đã khô cần phải sử dụng các phụ gia kết dính Tại các vị trí mặt dừng khi thi công bê tông lớp trước đặt sẵn lưỡi thép. Xử lý mạch ngừng bê tông khi gặp trời mưa Đặc biệt, đối với mỗi hạng mục đổ bê tông khác nhau cũng có cách xử lý mạch ngừng khác nhau khi gặp trời mưa. Đối với đổ bê tông móng bè, sàn lớn ( hay kết cấu khối lớn ) ta nên chia nhỏ diện tích đổ thành nhiều phần, lựa chọn trùng với mạch ngừng thi công. Khi đó việc xử bê tông khi gặp trời mưa cũng đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.  Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể bỏ qua trường hợp không thể xử lý được trong trường hợp trời mưa rất lớn, không có công tác chuẩn bị và khắc phục kịp thời cũng như không thể xử lý được thì cách duy nhất là phải đập bỏ hoàn toàn đi và làm lại . Đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào là điều mà không ai muốn nhưng vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu có công tác chuẩn bị và xử lý tốt thì điều này không có gì đáng lo ngại. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ và có những biện pháp xử lý hợp lý, chính xác để quá trình đổ bê tông diễn ra thuận lợi. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn nắm bắt được những lưu ý khi đổ bê tông gặp trời mưa xử lý thế nào. Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37  - Mr. Linh 0932 957 999  - Mr. Tuấn

HƯỚNG DẪN CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN 2 PHƯƠNG ĐƠN GIẢN, ĐÚNG KỸ THUẬT
28/07/2023

HƯỚNG DẪN CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN 2 PHƯƠNG ĐƠN GIẢN, ĐÚNG KỸ THUẬT

Bố trí thép sàn 2 phương hay 1 phương như thế nào cho chuẩn là băn khoăn của rất nhiều người khi chưa nắm rõ được kết cấu, nội lực cũng như cách làm việc của nó. Bởi sàn là bộ phận quan trọng, có vai trò chính trong việc chịu tải trọng công trình để truyền xuống cột và móng. Vậy trong bài viết này, Táo Đỏ sẽ hướng dẫn bạn đọc cách bố trí thép sàn 2 phương hiệu quả nhất nhé! Bố trí thép sàn 2 phương đúng kỹ thuật như thế nào? Định nghĩa sàn 2 phương Trước hết, chúng ta cần hiểu được sàn 2 phương là gì và sự khác nhau giữa sàn 2 phương và sàn 1 phương như thế nào. Sàn 2 phương – 1 phương là một cách phân loại sàn bê tông cốt thép, ở đây là phân loại theo sơ đồ kết cấu. Sàn 2 phương hay còn gọi là bản kê bốn cạnh được hiểu là khi bản có liên kết ở cả bốn cạnh (tựa tự do hoặc ngàm), tải trọng tác dụng trên bản truyền đến các liên kết theo cả 2 phương. Lúc này, sàn sẽ bị uốn theo cả 2 phương. Bản sàn uốn 2 phương Trong khi đó, sàn 1 phương là loại sàn chỉ chịu uốn theo một phương, khi bản sàn được liên kết (dầm hoặc tường) ở một cạnh (liên kết ngàm) hoặc ở 2 cạnh đối diện (kê tự do hoặc ngàm) và chịu tải phân bố đều. Phân biệt sàn 1 phương và sàn 2 phương Nói cách khác, ô sàn chỉ làm việc 2 phương khi thỏa mãn cả 2 điều kiện sau: Có liên kết ở ít nhất 3 trên 4 cạnh của ô bản, hoặc 2 cạnh liền kề. Cạnh dài L2 và cạnh ngắn L1 thỏa tỉ số L2/L1 nhỏ hơn hoặc bằng 2. (Để kinh tế và chống rung cho sàn thì L1, L2 không nên lớn hơn 6m). Phương pháp xác định nội lực sàn 2 phương Để bố trí thép sàn 2 phương hợp lý cần phải xác định được nội lực của sàn 2 phương. Hiện nay có 2 cách xác định như sau: Cách thứ nhất là phương pháp tra bảng. Đây là phương pháp truyền thống được nhiều người sử dụng với ưu điểm là đơn giản, thiên về an toàn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không kinh tế và cũng rất khó xác định được nội lực của các ô sàn phức tạp. Cách thứ hai là phương pháp phần tử hữu hạn. Có thể sử dụng một số phần mềm được lập trình theo phương pháp này để phân tích nội lực như Etabs, Safe, Sap2000. Sử dụng phương pháp này có thể dễ dàng nhìn thấy được sự làm việc của toàn bộ kết cấu. Cách bố trí thép sàn 2 phương Trong xây dựng hiện nay, chúng ta có hai phương án bố trí thép sàn thông dụng nhất là thép sàn 2 lớp và thép sàn 1 lớp. Mỗi cách bố trí sẽ có những điểm cần lưu ý khác nhau. Bố trí thép sàn 2 lớp cho sàn làm việc 2 phương Bố trí thép chịu lực: Do tính chất làm việc, sàn 2 phương cần được bố trí thép chịu lực theo cả 2 phương. Dựa theo tính toán của thiết kế và tải trọng, ta sẽ tính được đường kính và khoảng cách của các cốt thép này (thường lấy từ phi 6 đến phi 14). Đối với lớp thép dưới: Thép cạnh ngắn được bố trí dưới cùng, thép cạnh dài được bố trí vuông góc với thép cạnh ngắn ở phía trên. Đối với lớp thép trên: Thép cạnh ngắn được bố trí phía trên thép cạnh dài. Bố trí thép sàn 1 lớp cho sàn làm việc 2 phương Thép sàn 1 lớp thường chỉ được tính toán và lắp đặt cho những bản sàn chịu tải trọng nhỏ như nhà cấp 4 thấp tầng, hoặc kết cấu chỉ chịu kéo hoặc nén, ví dụ như sê nô, ô văng, ban công, tấm đan… Việc thi công và lắp dựng thép sàn 1 lớp sẽ phụ thuộc vào thiết kế và tính toán vị trí vùng kéo, nén của sàn. Trên thực tế, trong cách bố trí thép sàn 2 phương hiện nay thì thép sàn 2 lớp được sử dụng rộng rãi hơn do nó có nhiều ưu điểm đặc thù, cũng như phù hợp với nhiều loại công trình hơn. Thép sàn 2 lớp tăng tính ổn định cho sàn bê tông cốt thép, giảm hiện tượng co ngót bê tông, giúp cốt thép trong sàn chịu kéo tốt hơn do đó mà giảm được tình trạng nứt gãy sàn đột ngột. Ngoài ra, thép sàn 2 lớp còn có khả năng chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt, tăng khả năng chống thấm, đồng thời làm tăng chất lượng và độ bền cho toàn bộ công trình. Do đó, dù là sàn làm việc 1 phương hay 2 phương thì thép sàn 2 lớp vẫn là lựa chọn tối ưu hơn. Một số lưu ý khi bố trí thép sàn 2 phương Bố trí thép sàn 2 phương hay 1 phương cũng đều phải tuân thủ theo các TCVN dành cho sàn bê tông cốt thép như sau: Về lớp bê tông bảo vệ cốt thép Không chỉ đối với sàn, dù là dầm, móng hay cột thì lớp bê tông bảo vệ cốt thép luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo cho sự làm việc của bê tông và cốt thép được liên tục và hiệu quả nhất. Giống như tên gọi của nó, lớp bê tông có tác dụng bảo vệ cốt thép không bị xâm thực bởi các tác động của môi trường như không khí, nhiệt độ, muối và các nhân tố có hại khác.  Lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong bản sàn được quy định như sau: Không nhỏ hơn 10mm đối với bản và tấm tường có chiều dày từ 100mm trở xuống Không nhỏ hơn 15mm đối với bản và tấm tường dày trên 100mm Chú ý dùng con kê để có lớp bê tông bảo vệ thép sàn đạt chuẩn Nếu lớp bê tông bảo vệ không đạt chiều dày tiêu chuẩn thì sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong tróc, hay còn gọi là hiện tượng “nổ thép” – “cháy thép” khiến cốt thép bị trơ ra và bị ăn mòn dưới các tác động của môi trường dẫn đến phá hỏng kết cấu. Các gia chủ cần đặc biệt lưu ý điều này cả khi bố trí thép sàn 2 phương hoặc các kết cấu bê tông cốt thép toàn khối khác. Về tỉ lệ cốt thép trong bê tông Tỉ lệ cốt thép trong bê tông cũng là điều luôn cần được chú trọng khi bố trí thép sàn 2 phương. Nếu tỉ lệ cốt thép quá ít thì kết cấu không làm việc hiệu quả, ngược lại nếu tỉ lệ cốt thép quá nhiều thì vừa gây lãng phí đồng thời gây co ngót phá hoại khiến bê tông bị nứt. Tỉ lệ cốt thép trong bê tông phù hợp là ở mức 0,3-0,9%. Về việc neo, nối và cắt cốt thép Việc neo – nối – cắt cốt thép gần như là điều bắt buộc khi thi công thép sàn. Các công tác này cần được đảm bảo đúng kỹ thuật để sàn làm việc hiệu quả nhất. Chiều dài neo cốt thép ở vùng kéo gối dầm phải đảm bảo không nhỏ hơn 10d (d là đường kính thép) từ mép dầm. Nối cốt thép: Có một nguyên tắc bất di bất dịch đó là không được nối cốt thép ở vùng có momen lớn, cụ thể đối với thép sàn là không nối ở vùng nén giữa bản sàn và vùng kéo thép ở gối nhịp. Chiều dài nối thép tối thiểu là 30d. Đối với thép trơn không gờ, bẻ mỏ tối thiểu 2,5d; thép có gờ có thể không cần bẻ mỏ. Trong một vài trường hợp thi công thực tế, thép được bẻ mỏ cả thanh trên và thanh dưới. Cắt cốt thép (Trong trường hợp bố trí thép mũ chịu momen âm phía trên): đối với nhịp giữa cắt thép tối thiểu ở ¼ nhịp dầm, đối với nhịp biên cắt thép tối thiểu ở ⅕ nhịp dầm. Thực tế trong công tác bố trí thép sàn 2 phương hiện nay, người ta thường để nguyên lớp thép phía trên chứ không bố trí thép mũ, vì điều này tiện cho thi công hơn và cũng đảm bảo chất lượng ô sàn hơn. Như vậy, trên đây Táo Đỏ đã hướng dẫn bạn đọc cách bố trí thép sàn 2 phương sao cho hiệu quả và kinh tế nhất. Tuy nhiên, các gia chủ luôn lưu ý phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế, bởi nó luôn có sự tính toán kỹ lưỡng cũng như các chỉ dẫn chi tiết cho từng giai đoạn thi công. Trân trọng cảm ơn quý anh chị đã xem bài. KIẾN HƯNG GIA - THÀNH THỊNH VƯỢNG Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0832.37.37.37  - Mr. Linh 0932 957 999  - Mr. Tuấn